ISSN 1859-1558
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

KẾT QUẢ THỬ NGHIỆM QUY TRÌNH KỸ THUẬT CANH TÁC LÚA TIÊN TIẾN CHO VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG

Các Tác giả

Phan Thị Thanh, Nguyễn Trọng Khanh, Dương Xuân Tú, Nguyễn Văn Khởi, Nguyễn Thị Sen, Lê Huy Nghĩa, Bùi Thị Phương Loan, Mai Văn Trịnh

Từ khóa

Lúa gạo, kỹ thuật canh tác tiên tiến, Đồng bằng sông Hồng

Tóm tắt

Thử nghiệm quy trình kỹ thuật canh tác lúa tiên tiến cho vùng Đồng bằng sông Hồng được thực hiện trên ba quy trình kỹ thuật: CT1 là quy trình kỹ thuật canh tác lúa thông thường của hộ nông dân (đối chứng); CT2 là quy trình kỹ thuật canh tác lúa áp dụng cho quy mô hộ nông dân do Trung tâm Khuyến nông các tỉnh cung cấp và CT3 là quy trình canh tác lúa tiên tiến do nhóm nghiên cứu đề xuất với khuyến cáo ứng dụng đồng bộ các giải pháp về cơ giới hóa: gieo mạ khay - cấy máy, phun thuốc trừ sâu bằng máy phun áp lực dải rộng; bón phân, thu hoạch bằng máy; lượng phân bón giảm từ 25,0 - 38,46% đối với phân đạm, 16,6 - 50% phân lân và 15,7 - 38,8% lượng phân kali so với CT1. CT3 cho năng suất cao hơn CT1 ở tất cả các điểm thí nghiệm từ 10,3 - 13,4% trong điều kiện vụ Xuân và 10,7 - 12,4% trong điều kiện vụ Mùa năm 2018; hiệu quả kinh tế cao hơn CT1 từ 31,1 - 47,7%. CT3 giảm tổng lượng khí phát thải từ 8,8 - 15,1% so với đối chứng. Mô hình áp dụng quy trình kỹ thuật canh tác lúa tiên tiến với quy mô lớn 20 ha/vụ/điểm cho năng suất cao hơn so với mô hình canh tác lúa truyền thống của nông dân từ 8,97 - 14,02%, hiệu quả kinh tế tăng hơn so với canh tác lúa truyền thống của nông dân từ 35,12 - 47,76% tại các tỉnh vùng Đồng bằng sông Hồng.

Đã xuất bản

28/06/2020

Cách trích dẫn

Lĩnh vực

Số thường kỳ