ISSN 1859-1558
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

HIỆN TRẠNG CANH TÁC MÍT VÀ SÂU BỆNH HẠI TẠI TỈNH KHÁNH HÒA VÀ PHÚ YÊN

Các Tác giả

Trần Quốc Đạt, Phạm Vũ Bảo, Lại Tiến Dũng, Đỗ Xuân Đạt

Từ khóa

Cây mít, hiện trạng canh tác, sâu bệnh hại

Tóm tắt

Kết quả điều tra tình hình canh tác cây mít năm 2023 tại tỉnh Khánh Hòa và Phú Yên cho thấy: cả hai địa phương đều có nhiều tiềm năng và lợi thế để phát triển cây mít thành sản phẩm hàng hóa cạnh tranh của tỉnh. Hiện tại, có 9 giống mít đang được trồng tại các địa phương này, trong đó giống Thái siêu sớm, mít Nghệ và mít địa phương chiếm phần lớn trong cơ cấu giống của nông hộ. trên cây mít thường có 12 loài sâu bệnh gây hại chính gồm 08 loài sâu và 04 loài gây bệnh. Mức độ gây hại chỉ từ nhẹ đến trung bình tại Khánh Hòa, nhưng nghiêm trọng hơn ở Phú Yên, trong đó đáng chú ý 3 loài sâu đục trái (Diaphania caesalis), sâu đục thân (Diaphania caesalis) và ruồi đục trái (Bactrocera umbrosa (Fabricius)), và 3 loại bệnh hại là xơ đen trái (do vi khuẩn Pantoea stewartia), thán thư trái (nấm Rhizopus stolonifera) và xì mủ (nấm Phytophthora palmivora). Theo người dân những loài này gây thiệt hại năng suất từ 10 đến 40%. tuy nhiên, mức độ nhận biết và phòng trừ những loài sâu bệnh hại này còn thấp (25 - 50%) nên hiệu quả chưa cao. Người dân chủ yếu dựa vào kinh nghiệm bản thân và học hỏi từ nông dân khác (85%). Việc bán sản phẩm mít tại địa phương còn nhiều khó khăn vì chưa có nhà máy chế biến, hầu hết nông hộ phải phụ thuộc vào tư thương, giá cả rất bấp bênh khiến người dân không mạnh dạn đầu tư trồng mít.
 

Ngày nhận bài

: 15/12/2023

Người phản biện

: GS.TS. Nguyễn Văn tuất

Ngày duyệt đăng

: 28/01/2024

Đã xuất bản

15/03/2024

Cách trích dẫn

Lĩnh vực

Số thường kỳ