ISSN 1859-1558
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

ĐÁNH GIÁ DIỄN BIẾN CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG ĐẤT TẠI MỘT SỐ VÙNG CHUYÊN CANH RAU, HOA KHU VỰC HÀ NỘI  

Các Tác giả

Nguyễn Thị Khánh, Hà Mạnh Thắng, Đỗ Thị Thuỷ, Nguyễn Thanh Cảnh

Từ khóa

Tóm tắt

Bài viết trình bày kết quả nghiên cứu đánh giá chất lượng môi trường đất một số vùng chuyên canh rau, hoa khu vực Hà Nội, thuộc nhiệm vụ “Quan trắc và phân tích môi trường đất miền Bắc năm 2018”. Vùng chuyên canh rau  tại Lĩnh Nam - Hoàng Mai - Hà Nội và chuyên canh hoa tại Tây Tựu - Bắc Từ Liêm - Hà Nội nằm trên nền đất phù sa sông Hồng, hàm lượng dinh dưỡng trong đất ở mức khá với N tổng số và K2O tổng số ở mức trung bình, giàu mùn, giàu P2O5 tổng số và P2O5 dễ tiêu. Qua nhiều năm sản xuất rau, hoa ở mức thâm canh cao, với tần suất thời vụ trong năm lớn (4 - 5 vụ/năm đối với đất trồng rau và 2 - 3 vụ/năm đối với đất trồng hoa), hàm lượng một số chất dinh dưỡng trong đất nghiên cứu đã có nhiều biến động. Trong giai đoạn 2015 - 2018, hàm lượng mùn (OM) và N tổng số suy giảm trong khi hàm lượng P2O5 và K2O có xu hướng tăng. Năm 2018, hàm lượng OM trong đất rau và hoa đều đạt mức trung bình (1,30 % và 1,14 %); N tổng số nghèo trong đất trồng rau (0,095 %) và trung bình trong đất trồng hoa (0,123%); P2O5 tổng số và K2O tổng số đều đạt mức giàu ở cả 2 nhóm đất (P2O5: 0,207% và 0,239%; K 2O: 2,464% và 2,859%). Kết quả điều tra cho thấy những năm gần đây, lượng phân hữu cơ bón cho đất ở khu vực nghiên cứu giảm đi rõ rệt, thậm chí chỉ bón hoàn toàn phân hóa học với lượng khá cao. Việc bón phân mất cân đối, lạm dụng phân hóa học, không bổ sung phân hữu cơ là những nguyên nhân chính làm giảm hàm lượng mùn trong đất, dẫn đến giảm độ phì nhiêu tự nhiên, ảnh hưởng đến cấu trúc đất và làm đất dần bị suy thoái.  

Đã xuất bản

28/09/2019

Cách trích dẫn

Lĩnh vực

Số thường kỳ