Tóm tắt
Nghiên cứu đã lai tạo được 50 tổ hợp lai theo định hướng hình dạng, màu sắc quả đẹp, độ brix cao và chọn lọc được 29 dòng chọn. Hai mươi hai dòng chọn được trồng khảo sát và chọn lọc được 9 dòng (PS 1.05, PS 1.06, PS 7.01, PS 7.02, PS 7.03, PS 8.03, PS 8.12, PS 8.13, PS 17.03) có tiềm năng năng suất khá cao, từ 27,7 - 31,2 tấn/ha/năm, độ brix quả đạt 9,3 - 10,3% và khả năng chống chịu sâu bệnh hại chính khá. Tại Đà Lạt, chuyển giao 5 giống PS 7.02, PS 8.03, PS 8.12, PS 8.13 và PS 17.03, năng suất trung bình của các giống đạt 25,23 - 29,19 tấn/ha/năm; tỷ lệ quả loại 1 đạt 58,7 - 69,5%; độ brix quả đạt 10,2 - 10,6%. Chuyển giao 7 giống dâu tây đến Sa Pa, Lào Cai và chọn lọc được 2 giống K09.05 và LX10.05 có khả năng sinh trưởng và phát triển tốt. Mô hình canh tác dâu tây kết hợp kỹ thuật canh tác của Hàn Quốc và Việt Nam cho năng suất tăng khoảng 9%.