ISSN 1859-1558
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC MỨC PHÂN ĐẠM ĐẾN NĂNG SUẤT, CHẤT LƯỢNG GẠO CỦA GIỐNG OM9921 VÀ OM18 TẠI CÁC VÙNG SINH THÁI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Các Tác giả

Trương Thị Kiều Liên, Nguyễn Thị Thanh Tuyền, Võ Thị Thảo Nguyên

Từ khóa

đất mặn, phân đạm, đất phù sa, Chất lượng gạo, OM9921, OM18

Tóm tắt

Thí nghiệm đồng ruộng được thực hiện tại hai tỉnh Cần Thơ và Sóc Trăng trong vụ Hè Thu 2019 và Đông Xuân 2019 - 2020 trên đất phù sa và đất mặn mặn với các giống lúa OM9921, OM18. Thí nghiệm được bố trí thừa số 2 nhân tố: nhân tố A là 2 giống lúa; nhân tố B là 6 mức phân đạm. Kết quả cho thấy, giống OM 9921 cho năng suất cao nhất là 4,95 tấn/ha trong vụ Đông Xuân ở đất phù sa khi bón 90 kg N/ha và 5,21 tấn/ha trên đất mặn khi bón 80 kg N/ha. Trong vụ Hè Thu ở đất phù sa với mức đạm là 80 kgN /ha (5,02 tấn/ha) và và trên đất mặn là 80 kg N/ha (5,10 tấn/ha). Tương tự, giống OM18 cho năng suất cao nhất trong vụ Đông Xuân ở đất phù sa khi bón 90 kgN (5,60 tấn /ha) và trên đất mặn khi bón 90 kgN (5,79 tấn/ha); và trong vụ Hè Thu ở đất phù sa khi bón 80 kg N/ha (4,88 tấn/ha) và ở đất mặn khi bón 90 kg N/ha (5,11 tấn/ha). Tỷ lệ gạo nguyên có xu hướng giảm ở cả hai giống lúa và cả hai loại đất khi bón tăng lượng phân đạm đến 120 kg N và tỷ lệ gạo nguyên của vùng đất nhiễm mặn cao hơn vùng đất phù sa.

Đã xuất bản

28/11/2020

Cách trích dẫn

Lĩnh vực

Số thường kỳ