Các Tác giả
Cao Ngọc Giang, Trần Thị Liên, Lý Ngọc Sâm, Trần Minh Ngọc, Ngô Thị Minh Huyền, Nguyễn Minh Hùng, Nguyễn Xuân Trường, Lê Đức Thanh, Hoàng Thị Như Nụ
Tóm tắt
Nghiên cứu này được tiến hành nhằm đánh giá đa dạng nguồn tài nguyên cây thuốc ở Vườn Quốc gia Phú Quốc, Kiên Giang. Kết quả điều tra đã xác định được 924 loài thực vật có giá trị làm thuốc, thuộc 463 chi, 128 họ thuộc 6 ngành thực vật bậc cao có mạch (Psilotophyta, Lycopodiophyta, Equsetophyta, Polypodiophyta, Pinophyta and Magnoliophyta). Trong đó, ngành Ngọc lan là đa dạng nhất chiếm 95% tổng số loài. Có 6 dạng sống chính của cây thuốc được ghi nhận, và nhóm cây thân gỗ chiếm tỷ lệ cao nhất đến 48%. Các bộ phận sử dụng của cây thuốc được chia thành 6 nhóm (thân/vỏ, lá/cành, rễ/rễ củ, cả cây, hoa/quả/hạt và nhóm nhựa/mủ), trong đó nhóm thân/vỏ và lá/cành được sử dụng nhiều nhất chiếm từ 31% đến 35%. Các kết quả cũng cho thấy có 20 nhóm bệnh được chữa trị bằng cây thuốc, trong đó bệnh ngoài da, đường tiêu hóa, và gan, thận, mật và tiết niệu là 3 nhóm chiếm tỷ lệ cao nhất từ 26% đến 34%. 48 loài cây thuốc bị đe dọa có giá trị bảo tồn cao trong khu vực nghiên cứu, trong đó 23 loài trong Sách đỏ Việt Nam (2007), Danh lục đỏ cây thuốc Việt Nam (2007), Danh lục đỏ cây thuốc Việt Nam (2019) và 25 loài trong Nghị định số 06/2019/NĐ-CP.