ISSN 1859-1558
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG DƯA LÊ VÀ DƯA LƯỚI GHÉP GỐC BÍ ĐAO VÀ DƯA GANG TRỒNG TRONG NHÀ MÀNG

Các Tác giả

Võ Thị Kim Quyên, Trần Thị Ba và Võ Thị Bích Thủy

Từ khóa

Chất lượng, năng suất, dưa lê, dưa lưới, ghép gốc, nhà lưới

Tóm tắt

Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 8 đến tháng 12 năm 2019 nhằm xác định khả năng sinh trưởng, năng suất và chất lượng dưa lê, dưa lưới ghép. Thí nghiệm được bố trí khối hoàn toàn ngẫu nhiên với 2 nhân tố và 3 lần lặp. Nhân tố 1 là loại gốc ghép: (1) Không ghép dùng làm đối chứng, (2) Dưa gang, (3) Bí xanh. Nhân tố 2 là loại ngọn ghép: (1) Dưa lê Kim Cô Nương, (2) Dưa lê Kim Vương, (3) Dưa lưới One. Kết quả cho thấy dưa lê Kim Vương ghép gốc dưa gang và bí xanh cho năng suất thương phẩm (lần lượt là 10,00 và 6,38 tấn/ha), năng suất tổng, tỷ lệ năng suất thực tế/năng suất lý thuyết (56,9%) đều cao hơn Kim Vương không ghép (năng suất thương phẩm 4,68 tấn/ha); tương thích giữa gốc và ngọn ghép cao nhất (tỉ số 0,99); tổng thiệt hại thấp nhất (33,5%). Kim Cô Nương ghép gốc bí xanh cho năng suất thương phẩm (5,71 tấn/ha) cao hơn Kim Cô Nương ghép gốc dưa gang và không ghép (lần lượt là 3,91 và 3,32 tấn/ha). Dưa lưới One ghép gốc dưa gang, bí xanh và không ghép đều năng suất thương phẩm thấp nhất, tương thích giữa gốc và ngọn ghép kém nhất; tổng thiệt hại cao nhất. Độ Brix trung bình của Kim Cô Nương, Kim Vương, One ghép gốc dưa gang và bí xanh (dao động 9,24 - 9,44%) đều cao hơn không ghép; độ dầy thịt trái và độ cứng trái như nhau.

Đã xuất bản

28/07/2020

Cách trích dẫn

Lĩnh vực

Số thường kỳ