ISSN 1859-1558
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

ẢNH HƯỞNG CỦA GỐC GHÉP MƯỚP VÀ MẬT ĐỘ TRỒNG ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT CỦA KHỔ QUA TẠI TỈNH VĨNH LONG

Các Tác giả

Võ Thị Bích Thủy, Huỳnh Thị Anh Thư, Châu Thị Huỳnh Như, Nguyễn Cao Việt Thắng, Phạm Trọng Thức, Võ Trường Vũ và Trần Thị Ba

Từ khóa

năng suất, mật độ, Gốc ghép, khổ qua, mướp, ngọn ghép

Tóm tắt

Nghiên cứu được thực hiện tại xã Ngãi Tứ, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long nhằm xác định giống mướp làm gốc ghép và mật độ cây thích hợp cho sự sinh trưởng và năng suất của cây khổ qua. Thí nghiệm được bố trí theo thể thức lô phụ với 3 lần lặp lại gồm 2 vụ. Vụ 1 (tháng 6 - 9/2019), lô chính là các mật độ trồng: 2.500; 5.000; 7.500; 10.000 cây/ha, lô phụ là giống mướp làm gốc ghép: (1) Không ghép (Đối chứng), (2) Đài Loan 01, (3) Đài Loan 02 và (4) Địa phương. Kết quả cho thấy: Năng suất thương phẩm ở mật độ trồng 10.000 cây/ha đạt 5,89 tấn/ha, cao hơn mật độ 2.500-5.000 cây/ha, ghép khổ qua với giống mướp Đài Loan 01 cho năng suất thương phẩm (5,52 tấn/ha) cao hơn 26% so với Đối chứng không ghép (4,39 tấn/ha) và các giống mướp Đài Loan 02, Địa phương. Vụ 2 (tháng 10/2019 - 01/2020), lô chính là mật độ trồng: 10.000, 15.000 và (3) 20.000 cây/ha, lô phụ là giống mướp làm gốc ghép: (1) Không ghép (Đối chứng) và (2) Đài Loan 01. Kết quả cho thấy: Năng suất thương phẩm ở 3 mật độ trồng tương đương nhau (dao động từ 18,8 - 20,8 tấn/ha), ghép khổ qua với giống mướp Đài Loan 01 cho năng suất thương phẩm (20,9 tấn/ha) cao hơn 12% so với Đối chứng không ghép. Trồng khổ qua tại xã Ngãi Tứ, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long có thể sử dụng gốc ghép mướp Đài Loan 01 với mật độ 10.000 cây/ha.

Đã xuất bản

28/07/2020

Cách trích dẫn

Lĩnh vực

Số thường kỳ