ISSN 1859-1558
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

ỨNG DỤNG CHỈ THỊ PHÂN TỬ ADN CHỌN TẠO GIỐNG LÚA KHÁNG BỆNH BẠC LÁ

Các Tác giả

Phạm Thiên Thành, Tăng Thị Diệp, Tống Thị Huyền, Nguyễn Trí Hoàn, Dương Xuân Tú, Lê Thị Thanh

Từ khóa

lúa, gen kháng bạc lá, MAS

Tóm tắt

Gen xa5 được xác định là gen kháng hữu hiệu với các chủng vi khuẩn bạc lá ở các tỉnh phía Bắc. Giống lúa BT7 với nhiều ưu điểm như năng suất khá, chất lượng tốt, khả năng thích ứng rộng; được sử dụng làm vật liệu lai tạo giống lúa chất lượng kháng bệnh bạc lá. Chỉ thị phân tử xa5FM liên kết với gen xa5 được sử dụng hỗ trợ quá trình lai trở lại và chọn lọc cá thể phân ly (MAS). Qua 5 thế hệ backcross, chọn lọc các dòng tự thụ mang đặc điểm ưu tú của giống BT7. Giống lúa triển vọng BT7KBL-02 ở thế hệ BC5F5 có các đặc điểm nông sinh học tốt; Thời gian sinh trưởng 105 ngày trong vụ Mùa, năng suất trung bình 5,1 - 6,3 tấn/ha, gạo trắng trong, ít bạc bụng, tỷ lệ gạo xát cao (71,3%), hàm lượng amylose 13,8%, cơm mềm dẻo, đậm, ngon có mùi thơm đặc trưng. Giống lúa BT7KBL-02 có khả năng thích ứng rộng, kháng cao với bệnh bạc lá, phù hợp cho sản xuất vụ Xuân và vụ Mùa tại các tỉnh phía Bắc. Đây là giống lúa triển vọng mang lại hiệu quả kinh tế cao, giảm thiểu ô nhiễm môi trường từ việc hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.

Đã xuất bản

28/07/2020

Cách trích dẫn

Lĩnh vực

Số thường kỳ