ISSN 1859-1558
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

ẢNH HƯỞNG CỦA KỸ THUẬT LÀM ĐẤT TRONG CƠ GIỚI HÓA ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT CỦA ĐẬU TƯƠNG TRONG VỤ THU ĐÔNG TẠI HƯNG HÀ, TỈNH THÁI BÌNH

Các Tác giả

Vũ Ngọc Thắng, Vũ Thị Thúy Hằng, Lê Thị Tuyết Châm, Nguyễn Xuân Thiết, Phạm Thị Xuân, Trần Thị Trường

Từ khóa

sinh trưởng, năng suất, cơ giới hóa, Đậu tương, kỹ thuật làm đất, Thái Bình

Tóm tắt

Nghiên cứu này đánh giá ảnh hưởng của kỹ thuật làm đất trong cơ giới hóa đậu tương tới đặc điểm sinh trưởng, sinh lý và năng suất của 2 giống đậu tương ĐT12 và ĐT26. Bốn kỹ thuật làm đất được áp dụng, gồm: (1) phay đất 1 lần, lên luống 1 lần (LĐ1); (2) phay 1 lần, lên luống 2 lần (LĐ2); (3) phay 2 lần, lên luống 1 lần (LĐ3); (4) phay 2 lần, lên luống 2 lần (LĐ4). Kết quả cho thấy các chỉ tiêu sinh trưởng như chiều cao cây, khả năng tích lũy chất khô, khả năng hình thành nốt sần có sự sai khác giữa các kỹ thuật làm đất. Bên cạnh đó, kỹ thuật làm đất cũng ảnh hưởng đến đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của 2 giống đậu tương ĐT12 và ĐT26. Kỹ thuật làm đất LĐ4 cho các chỉ tiêu sinh trưởng và năng suất đạt giá trị cao nhất, tuy nhiên không có sự sai khác có ý nghĩa so với kỹ thuật làm đất LĐ3 (phay 2 lần, lên luống 1 lần). Do đó, ngoài kỹ thuật làm đất LĐ4, kỹ thuật làm đất phay 2 lần, lên luống 1 lần (LĐ3) cũng có thể áp dụng ở giai đoạn chuẩn bị đất khi ứng dụng cơ giới hóa trong sản xuất đậu tương tại tỉnh Thái Bình. Nhìn chung, kỹ thuật làm đất LĐ3 và LĐ4 cho giống ĐT26 cho các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất cao hơn kỹ thuật LĐ1 và LĐ2 cho giống ĐT26, cũng như cao hơn so với giống ĐT12.

Đã xuất bản

28/06/2020

Cách trích dẫn

Lĩnh vực

Số thường kỳ