ISSN 1859-1558
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

PHÂN TÍCH HÀM LƯỢNG AMYLOSE, ĐỘ HÓA HỒ VÀ ĐỘ BỀN GEL CỦA CÁC GIỐNG LÚA indica ĐỊA PHƯƠNG

Các Tác giả

Hoàng Thị Giang, Trần Hiền Linh, Hoàng Ngọc Đỉnh, Đỗ Văn Toàn, Vũ Thị Hường, Vũ Mạnh Ấn

Từ khóa

Hàm lượng amylose, độ bền gel, Các giống lúa indica địa phương, độ hóa hồ

Tóm tắt

Chất lượng nấu nướng được thể hiện qua tỷ lệ thành phần amylose/amylopectin và cấu trúc amylopectin của tinh bột gạo. Nghiên cứu tiến hành phân tích và đánh giá hàm lượng amylose, độ hóa hồ và độ bền gel của 101 giống lúa indica địa phương phục vụ cho công tác chọn tạo giống lúa chất lượng cao. Bộ giống lúa được trồng tại Hải Phòng vào vụ Mùa năm 2020 và thu hoạch để thực hiện phân tích các tính trạng hàm lượng amylose, độ hóa hồ và độ bền gel. Kết quả cho thấy, hàm lượng amylose của bộ giống dao động từ 1,9% đến 20,3%. Nhóm cơm mềm và dẻo chiếm tỷ lệ lớn nhất trong bộ giống (93,1%). Nhóm có độ hóa hồ trung bình gồm 21 giống, chiếm 20,8%. Nhóm có độ bền gel mềm chiếm gần một nửa bộ giống. Tiêu chuẩn gạo chất lượng cao được thị trường ưa chuộng là hàm lượng amylose từ 10 - 25%, độ hóa hồ trung bình và độ bền gel mềm. Dựa vào các tiêu chí này, tuyển chọn được 3 giống lúa tẻ G32, G140, G141 và 2 giống lúa nếp G111 và G150 phục vụ sản xuất và chọn tạo giống sau này.

Đã xuất bản

28/11/2021

Cách trích dẫn

Lĩnh vực

Số thường kỳ