ISSN 1859-1558
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH VẬT HỌC CỦA CÂY BAN ÂU (Hypericum perforatum L.) TRỒNG TẠI TÂN LẠC, HÒA BÌNH

Các Tác giả

Trần Danh Việt, Đoàn Thị Thanh Nhàn, Nguyễn Bá Hoạt, Nguyễn Văn Dũng

Từ khóa

sinh trưởng, năng suất, hình thái, Cây ban âu, tỉnh Hòa Bình, hypericin

Tóm tắt

Nghiên cứu tiến hành đánh giá một số đặc điểm sinh vật học của cây ban âu (Hypericum perforatum L.); bao gồm các tính trạng hình thái, sinh trưởng, phát triển, năng suất và hàm lượng hypericin. Các tính trạng hình thái đã mô tả gồm thân, cành, lá, rễ, hoa, quả, hạt. Các tính trạng sinh trưởng, phát triển gồm thời gian sinh trưởng từ gieo đến mọc, phân nhánh, ra nụ, ra hoa, ra hoa rộ, đậu quả, quả chín (thu hạt). Tổng thời gian sinh trưởng khi thu dược liệu là 225 - 226 ngày, tổng thời gian sinh trưởng khi thu hạt là 270 - 272 ngày. Chiều cao cây khi thu dược liệu là 67,01 - 69,24 cm, số nhánh đạt 7,89 - 8,30 nhánh. Năng suất đạt từ 2,87 - 2,92 tấn dược liệu khô/ha, hàm lượng hoạt chất hypericin đạt trên 0,1%. Kết quả nghiên cứu trên đã thể hiện cây ban âu có khả năng thích nghi tốt với điều kiện sinh thái tại khu vực miền núi huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình. Đây là cơ sở cho việc phát triển trồng rộng rãi cây ban âu để tạo nguồn nguyên liệu làm thuốc ở các vùng miền núi có khí hậu mát của Việt Nam.

Đã xuất bản

28/06/2022

Cách trích dẫn

Lĩnh vực

Số thường kỳ