ISSN 1859-1558
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

ẢNH HƯỞNG CỦA CHU KỲ PHUN KALI HỮU CƠ ĐẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT GIỐNG DƯA VÀNG KIM HOÀNG HẬU TRONG NHÀ CÓ MÁI CHE TẠI THANH HÓA

Các Tác giả

Tống Văn Giang

Từ khóa

Dưa vàng Kim Hoàng Hậu, phân bón lá kali hữu cơ, chu kỳ phun

Tóm tắt

Nghiên cứu được tiến hành trong 2 vụ Hè Thu năm 2020 và vụ Xuân Hè năm 2021 nhằm hoàn thiện quy trình kỹ thuật canh tác dưa vàng Kim Hoàng Hậu trong nhà có mái che. Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối ngẫu nhiên đầy đủ (RCB) với 4 công thức và 3 lần nhắc lại. Công thức (CT) 1: Phun nước lã; CT2: Chu kỳ 4 ngày phun kali hữu cơ 1 lần; CT3: Chu kỳ 7 ngày phun kali hữu 1 lần; CT4: Chu kỳ 11 ngày phun kali hữu cơ 1lần. Lượng phun phân bón lá kali hữu cơ Hi-Potassium C30 theo khuyến cáo ghi trên bao bì: 60 mL/25 lít nước, phun 400 lít nước/ha cho các công thức thí nghiệm. Kết quả nghiên cứu cho thấy, chu kỳ phun khác nhau có ảnh hưởng đến sinh trưởng, năng suất và chất lượng của dưa Kim Hoàng Hậu. Ở vụ Hè Thu 2020, thời gian sinh trưởng dao động 75 - 80 ngày, năng suất thực thu đạt trung bình 20,10 - 23,44 tấn/ha, độ Brix đạt từ 11,0 - 14,5%. Ở vụ Xuân Hè 2021, thời gian sinh trưởng dao động 80 - 83 ngày, năng suất thực thu đạt trung bình 21,51 - 24,15 tấn/ha, độ Brix dao động từ 12,0 - 15,5%. Công thức CT2 phun phân bón lá kali hữu cơ Hi-Potassium C30 với chu kỳ phun 4 ngày/lần tại 2 vụ thì năng suất và chất lượng đạt cao nhất; tổng thu đạt cao nhất là 937,6 triệu đồng/ha và 966,0 triệu đồng/ha, có lãi thuần đạt cao nhất đạt 824,6 triệu đồng/ha và 853,0 triệu đồng/ha, tương ứng với 2 thời vụ nêu trên.

Đã xuất bản

28/02/2022

Cách trích dẫn

Lĩnh vực

Số thường kỳ