ISSN 1859-1558
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA BẢO HỘ CHỈ DẪN ĐỊA LÝ MẮC MẬT LẠNG SƠN

Các Tác giả

Vũ Văn Đoàn, Lê Đức Công, Bùi Quang Duẩn, Lê Hải Đăng, Vũ Duy Thành Đạt, Vũ Văn Trung, Phạm Văn Chiến, Nguyễn Hà Thanh, Lâm Thị Hồng, Trương Khánh Tấn, Trịnh Văn Tuấn

Từ khóa

Mác mật, bảo hộ, chỉ dẫn địa lý

Tóm tắt

Bảo hộ chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm đặc sản được các địa phương đặc biệt quan tâm. Theo quy định, một sản phẩm đủ điều kiện để đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý là có danh tiếng và chất lượng đặc thù do các điều kiện địa lý khu vực sản xuất sản phẩm tạo nên. Nghiên cứu xác định danh tiếng và chất lượng đặc thù là cơ sở khoa học để xây dựng hồ sơ đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ. Kết quả nghiên cứu cho thấy, mác mật Lạng Sơn có danh tiếng do được giới thiệu, phổ biến rộng rãi bởi nhiều tài liệu khác nhau và được nhiều người sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng biết đến. Các sản phẩm mác mật Lạng Sơn có chất lượng đặc thù do có trung bình hàm lượng myristicin trong tinh dầu cao hơn từ 12,41% và trung bình hàm lượng protein (trong quả và lá tươi) cao hơn từ 23,26% so với các sản phẩm cùng loại của Cao Bằng và Bắc Kạn. Yếu tố địa lý tạo nên chất lượng đặc thù cho sản phẩm mác mật Lạng Sơn là sự khác nhau về lượng mưa, độ cao địa hình, hàm lượng K2O, Mg++, Mo trong đất và độ pH đất trồng.

Ngày nhận bài

: 21/08/2024

Ngày chuyển phản biện

: 15/11/2024

Người phản biện

: PGS.TS. Đào Thế Anh

Ngày duyệt đăng

: 23/12/2024

Đã xuất bản

28/04/2025

Cách trích dẫn

Lĩnh vực

Số thường kỳ