ISSN 1859-1558
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI VÀ SINH THÁI HỌC ĐỂ NHẬN BIẾT GIỐNG MAI VÀNG HUẾ (Ochna integerrima)

Các Tác giả

Đặng Văn Đông, Bùi Thị Hồng

Từ khóa

Mai vàng Huế, Ochna integerrima (Lour.) Mer, đặc điểm hình thái, bảo tồn nguồn gen

Tóm tắt

Cây mai vàng (Ochna integerrima (Lour.) Mer) là loại cây cảnh có giá trị kinh tế cao, được trồng phổ biến ở Huế. Mai vàng Huế có lịch sử phát triển lâu đời và mang tính đặc hữu, nhưng hiện nay đã bị tạp giao nhiều, đặt ra yêu cầu bảo tồn nguồn gen. Nghiên cứu về đặc điểm hình thái và sinh thái học của mai vàng Huế nhằm cung cấp cơ sở khoa học và thực tiễn cho công tác nhận diện và bảo tồn giống. Kết quả cho thấy mai vàng Huế có thân gỗ, cành mềm, màu nâu nhạt, khả năng phân cành sớm và dài. Lá non màu xanh nõn chuối, mọc cách, phiến lông chim, chóp nhọn, mép răng cưa thưa, gân nổi. Nụ hình elip, màu xanh, mọc theo chùm. Hoa màu vàng chanh, 5 cánh, cánh oval tròn, mép lượn sóng, xếp khít, có hương thơm, số hoa/chùm cao (12 hoa), cánh hoa dài, đường kính lớn, giúp hoa rực rỡ và bền hơn. Nhị vàng chanh, nhụy vàng cam, số lượng nhị nhiều (20 nhị/hoa), nhị dài, nhụy cân đối. Hạt bầu dục, đen tuyền khi già, số lượng cao (hơn 8 hạt/hoa). Thời gian phân hóa mầm hoa, nở hoa và kết hạt trung bình, tương đương Mai Quắn và Mai Yên Tử, giúp mai vàng Huế dễ thích nghi với điều kiện thời tiết địa phương. Kết quả nghiên cứu khẳng định mai vàng Huế có đặc điểm hình thái và sinh thái riêng biệt, góp phần nhận diện, bảo tồn và phát triển thương hiệu mai vàng xứ Huế, hướng đến mục tiêu xây dựng Huế trở thành “xứ sở mai vàng Việt Nam”.

Ngày nhận bài

: 11/03/2025

Ngày chuyển phản biện

: 20/03/2025

Người phản biện

: PGS.TS. Nguyễn Thị Ngọc Huệ

Ngày duyệt đăng

: 25/03/2025

Đã xuất bản

28/04/2025

Cách trích dẫn

Lĩnh vực

Số thường kỳ