ISSN 1859-1558
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

ẢNH HƯỞNG CỦA ĐỘ MẶN LÊN NĂNG SUẤT SINH KHỐI Artemia franciscana NUÔI BẰNG NƯỚC THẢI AO NUÔI TÔM THẺ CHÂN TRẮNG THÂM CANH

Các Tác giả

Lê Văn Thông, Vũ Ngọc Út, Lê Quốc Việt, Nguyễn Văn Hòa

Từ khóa

Tôm thẻ chân trắng, nước thải, sinh khối Artemia franciscana, độ mặn

Tóm tắt

Nghiên cứu được thực hiện nhằm tìm ra độ mặn thích hợp để nuôi sinh khối Artemia franciscana bằng nước thải ao nuôi tôm thâm canh tôm thẻ chân trắng. Thí nghiệm gồm 4 nghiệm thức với các độ mặn khác nhau (15‰; 20‰; 25‰; 30‰), thể tích bể 100 lít, mật độ 300 cá thể/L và bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên, lặp lại 3 lần cho mỗi nghiệm thức, thời gian nuôi 14 ngày. Thức ăn sử dụng nuôi sinh khối Artemia trong thí nghiệm là nước thải từ ao nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh. Kết quả cho thấy, tỷ lệ sống tốt nhất ở nghiệm thức độ mặn 30‰ (68,9 ± 4,8%) khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05) với nghiệm thức 25‰ và khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) với hai nghiệm thức còn lại (15‰; 20‰). Bên cạnh đó, tăng trưởng chiều dài và năng suất của Artemia có xu hướng tăng dần theo độ mặn. Tăng trưởng chiều dài và năng suất sinh khối của Artemia đạt kết quả tốt nhất ở độ mặn 30‰, đạt các giá trị lần lượt là 7,29 ± 0,10 mm và 1,49 ± 0,05 kg/m3 và có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) với các nghiệm thức còn lại.

Ngày nhận bài

: 18/06/2024

Ngày chuyển phản biện

: 09/07/2024

Người phản biện

: TS. Nguyễn Thị Ngọc Tĩnh

Ngày duyệt đăng

: 26/09/2024

Đã xuất bản

15/03/2025

Cách trích dẫn

Lĩnh vực

Số thường kỳ