ISSN 1859-1558
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA PHỐI TRỘN PHÂN LÂN VỚI DICARBOXYLIC ACID POLYMER (DCAP) ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT CỦA KHOAI MÌ (Manihot esculenta) TRỒNG TRÊN ĐẤT PHÈN

Các Tác giả

Nguyễn Kim Quyên, Ngô Phương Ngọc

Từ khóa

Khoai mì, phân lân phối trộn, Dicarboxylic acid polymer (DCAP), hấp thu lân

Tóm tắt

Phốt pho (P) là chất dinh dưỡng thiết yếu giúp cho cây trồng sinh trưởng và phát triển một cách bình thường. Đất phèn chứa nhiều độc chất Fe và Al gây nên sự cố định P, dẫn đến hiệu quả sử dụng của phân lân thấp. Thí nghiệm trong nhà lưới được bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên gồm 5 nghiệm thức, 4 lần lặp lại, mỗi lần lặp lại là một chậu. Các nghiệm thức thí nghiệm gồm: NT1 (đối chứng), NT2 (30 kg P2O5/ha), NT3 (30 kg P2O5/ha phối trộn DCAP), NT4 (60 kg P2O5/ha) và NT5 (60 kg P2O5/ha phối trộn DCAP). Mục tiêu đề tài nhằm xác định hiệu quả của sự phối trộn Dicarboxylic acid polymer (DCAP) và phân lân đến sinh trưởng và năng suất của khoai mì. Thời gian thực hiện từ tháng 12/2021 đến tháng 8/2022 tại nhà lưới Trường Nông nghiệp, Đại học Cần Thơ. Kết quả thí nghiệm cho thấy, sự phối trộn DCAP với P ở mức 30 kg P2O5/ha đã không làm tăng năng suất củ, tuy nhiên khi phối trộn DCAP với 60 kg P2O5/ha đã dẫn đến sự gia tăng có ý nghĩa về chiều cao, số lá, đường kính gốc thân, đồng thời sự phối trộn này đã giúp gia tăng lượng hấp thu lân là 10,3% và tăng 36,9% năng suất củ khoai mì. Cần đánh giá trong điều kiện ngoài đồng với lượng 60 kg P2O5/ha có phối trộn DCAP bón cho cây khoai mì trồng trên đất phèn.

Ngày nhận bài

: 23/07/2024

Ngày chuyển phản biện

: 20/09/2024

Người phản biện

: TS. Nguyễn Thế Yên

Ngày duyệt đăng

: 30/09/2024

Đã xuất bản

15/03/2025

Cách trích dẫn

Lĩnh vực

Số thường kỳ