ISSN 1859-1558
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH DÒNG CÀ PHÊ VỐI CHẤT LƯỢNG CAO PHÙ HỢP VỚI MỘT SỐ VÙNG TRỒNG CHÍNH Ở TỈNH ĐẮK LẮK

Các Tác giả

Đào Hữu Hiền, Đinh Thị Tiếu Oanh, Phan Việt Hà

Từ khóa

Cà phê vối, dòng cà phê Dây, chất lượng cao, tỉnh Đắk Lắk

Tóm tắt

Nhằm xác định giống cà phê vối chất lượng cao phù hợp cho canh tác ở Đắk Lắk, công trình nghiên cứu tập trung đánh giá so sánh các dòng cà phê vối chất lượng cao trong thí nghiệm đồng ruộng diện hẹp và khảo nghiệm so sánh ở 3 điểm trồng chính ở Đăk Lắk. Kết quả nghiên cứu xác định dòng cà phê Dây tại xã Hoà Thắng, TP. Buôn Ma Thuột thể hiện được khả năng sinh trưởng tốt, có kiểu tán chặt, số cặp cành mang quả đạt 12,8 cặp cành, số đốt trên cành đạt 18,3 đốt, số đốt mang quả đạt 10,7 đốt, số quả trên đốt đạt 47,8 quả, có năng suất đạt 3,30 tấn nhân/ha trong vụ bói, cao hơn 5,43% so với đối chứng TR11, kháng cao với bệnh gỉ sắt và có điểm thử nếm chất lượng là 80,5 điểm, đạt tiêu chuẩn cà phê vối chất lượng cao của Viện chất lượng cà phê (Coffee Quality Institute - CQI). Kết quả thử nghiệm tại 3 vùng trồng cà phê của tỉnh Đắk Lắk xác định dòng cà phê Dây có năng suất trung bình 3 vụ đầu đạt 3,08 - 4,67 tấn/ha, cao hơn đối chứng TR11 từ 0,62 đến 0,81 tấn/ha, có khả năng kháng cao đối với bệnh gỉ sắt. Cà phê Dây có tỷ lệ thành phẩm trung bình 22,7%, khối lượng 100 nhân và tỷ lệ nhân trên sàng 16 cao hơn có ý nghĩa so với đối chứng lần lượt đạt 25,3 g và 98,0%, điểm thử nếm trung bình đạt 80,42 điểm. Lợi nhuận trồng cà phê Dây ở cả 3 điểm thử nghiệm tăng trung bình 8,06 - 21,12 triệu đồng/ha so với đối chứng TR11. Cà phê Dây là dòng cà phê vối phù hợp cho sản xuất cà phê chất lượng cao tại Đắk Lắk.

Ngày nhận bài

: 04/12/2024

Ngày chuyển phản biện

: 10/12/2024

Người phản biện

: TS. Nguyễn Văn Thường

Ngày duyệt đăng

: 12/12/2024

Đã xuất bản

25/01/2025

Cách trích dẫn

Lĩnh vực

Số thường kỳ