ISSN 1859-1558
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

ĐA DẠNG DI TRUYỀN VÀ ĐẶC ĐIỂM NÔNG HỌC CỦA TẬP ĐOÀN LÚA ĐỊA PHƯƠNG THU THẬP TẠI TỈNH HÀ GIANG

Các Tác giả

Hồ Thị Thương, Đới Hồng Hạnh, Lương Thị Kim Loan, Nguyễn Thị Quyên, Hoàng Thị Hải, Tống Xuân Hiệu

Từ khóa

Cây lúa, giống lúa địa phương, đa dạng di truyền, đặc điểm nông học, Hà Giang

Tóm tắt

Nghiên cứu đã phân tích 199 mẫu giống lúa địa phương thu thập từ 8 dân tộc tại 9 huyện của Hà Giang, với số lượng mẫu cao nhất (78 mẫu) tập trung ở huyện Vị Xuyên, chủ yếu từ các dân tộc Tày, Nùng và Dao. Các mẫu giống này thể hiện đa dạng về đặc điểm nông học, với chiều cao cây dao động 57,8 - 202,0 cm, trong đó 92,0% các mẫu có chiều cao trên 100 cm. Thời gian sinh trưởng trung bình của các mẫu là 120 - 140 ngày, chiếm 62,3% tổng số mẫu. Về hình thái hạt, chiều dài bông trung bình là 26,16 cm, chiều dài hạt thóc trung bình là 8,49 mm và tỷ lệ dài/rộng trung bình là 2,66, cho thấy phần lớn mẫu có hạt thon. Về chất lượng, 47,7% là lúa nếp, 31,2% là lúa tẻ, và phân loại theo loài phụ, 55,8% thuộc loài phụ indica và 44,2% thuộc loài phụ japonica. Phân tích di truyền dựa trên hệ số tương đồng (SAHN) cho thấy sự đa dạng di truyền cao, với hệ số dao động từ 0,31 đến 1,0. Các mẫ u được chia thành hai nhóm chính: Nhóm
I gồm 6 mẫ u, trong đó hai mẫ u Nếp cẩm (1845) và Nếp cẩm (1851) có hệ số tương đồng cao nhất (85,5%). Nhóm II có 193 mẫu, được chia thành hai nhóm phụ, với cặp giống Khẩu tấu và Khẩu mò có hệ số tương đồng 1,0. Kết quả này cho thấy tiềm năng lớn của các giống lúa địa phương Hà Giang trong công tác chọn giống và bảo tồn.

Ngày nhận bài

: 17/10/2024

Ngày chuyển phản biện

: 22/11/2024

Người phản biện

: TS. Trần Danh Sửu

Ngày duyệt đăng

: 26/11/2024

Đã xuất bản

25/01/2025

Cách trích dẫn

Lĩnh vực

Số thường kỳ