ISSN 1859-1558
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH CƠ CẤU CÂY TRỒNG CÓ CÂY NGÔ SINH KHỐI LUÂN CANH VỚI CÂY TRỒNG KHÁC PHÙ HỢP TRÊN CHÂN ĐẤT CAO TẠI KHU VỰC HẠ LƯU ĐẬP TÂN MỸ, TỈNH NINH THUẬN

Các Tác giả

Nguyễn Văn Chính, Phạm Trung Hiếu, Mai Văn Hào, Phan Công Kiên, Võ Thị Kim Trâm

Từ khóa

Ngô sinh khối, hạ lưu đập Tân Mỹ, cơ cấu cây trồng

Tóm tắt

Nội dung nghiên cứu được thực hiện tại khu vực hạ lưu đập Tân Mỹ từ năm 2022 đến 2023. Kết quả nghiên cứu cho thấy, cơ cấu cây trồng 2 (vụ Đông Xuân trồng ngô sinh khối + vụ Hè Thu trồng đậu đen + vụ Mùa trồng ngô sinh khối) có tỷ suất chi phí lợi nhuận cận biên (MBCR) cao nhất và đạt trung bình là 2,0, tiếp theo cơ cấu cây trồng 5 (vụ Đông Xuân: ngô sinh khối + vụ Hè Thu: đậu đen + vụ Mùa: ngô nếp địa phương) có tỷ suất chi phí lợi nhuận cận biên đạt 1,7. Cơ cấu cây trồng 3 (vụ Đông Xuân: ngô sinh khối + vụ Hè Thu: vừng + vụ Mùa: ngô sinh khối) có tỷ suất chi phí lợi nhuận cận biên là 1,6. Cơ cấu cây trồng 1 (vụ Đông Xuân: ngô sinh khối + vụ Hè Thu: ngô sinh khối + vụ Mùa: ngô sinh khối) cùng có có tỷ suất chi phí lợi nhuận cận biên trung bình bằng 1,5. Cơ cấu cây trồng 6 (vụ Đông Xuân: ngô sinh khối + vụ Hè Thu: vừng + vụ Mùa: ngô nếp địa phương) và cơ cấu cây trồng 4 (Vụ Đông Xuân: ngô sinh khối + vụ Hè Thu: ngô sinh khối + vụ Mùa: ngô nếp địa phương) có tỷ suất chi phí lợi nhuận cận biên trung bình thấp lần lượt bằng 1,4 và 1,3. Như vậy, các cơ cấu cây trồng 2 được ưu tiên phổ biến nhất, tiếp đến là cơ cấu cây trồng 4, cơ cấu cây trồng 3 và cơ cấu cây trồng 1.

Ngày nhận bài

: 01/08/2024

Ngày chuyển phản biện

: 04/09/2024

Người phản biện

: PGS.TS. Trịnh Khắc Quang

Ngày duyệt đăng

: 17/09/2024

Đã xuất bản

15/12/2024

Cách trích dẫn

Lĩnh vực

Số thường kỳ