ISSN 1859-1558
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

ỨNG DỤNG CHỈ THỊ PHÂN TỬ ĐỂ XÁC ĐỊNH MỐI QUAN HỆ DI TRUYỀN NGUỒN GEN HOA ĐÀO THU THẬP Ở MIỀN BẮC VÀ MIỀN TRUNG VIỆT NAM

Các Tác giả

Đặng Văn Đông, Bùi TríThức, Nguyễn Thị Tình, Đinh Thị Dinh, Trần Thị Thúy

Từ khóa

Hoa đào, đa dạng di truyền, RAPD

Tóm tắt

Đánh giá đa dạng di truyền của các nguồn gen cây trồng là cơ sở quan trọng cho việc xác định nguồn gốc giống và mối quan hệ di truyền của nguồn gen đó với các nguồn gen khác. Việc đánh giá này nếu chỉ dựa vào đặc điểm hình thái sẽ gặp rất nhiều khó khăn do cây trồng ở điều kiện ngoại cảnh khác nhau sẽ có kiểu hình khác nhau. Do vậy, nhóm nghiên cứu đã sử dụng chỉ thị phân tử để đánh giá đa dạng di truyền của 42 mẫu nguồn gen hoa đào được thu thập tại 7 tỉnh thành thuộc miền Bắc và một số tỉnh miền Trung Việt Nam. Kết quả cho thấy, các mẫu nguồn gen hoa đào có đặc điểm hình thái đặc trưng cho khu vực lấy mẫu. ADN tổng số các mẫu giống hoa đào đã được tinh sạch và kiểm tra qua gel agarose. ADN thu được không bị đứt gãy và có độ tinh sạch cao. ADN của 42 mẫu thu thập được kiểm tra độ đa dạng với 9 mồi RAPD. Kết quả khuếch đại vùng đặc hiệu được kiểm tra trên gel agarose cho thấy băng đa dạng di truyền được tổng hợp, phân tích và xây dựng cây phân loại thông qua phần mềm NTSYS 2.1. Tổng 42 mẫu giống hoa đào thu thập được chia thành 4 nhóm ở mức hệ số tương đồng di truyền là 0,64. Nguồn gen hoa đào phai cánh đơn Sapa và nguồn gen hoa đào phai cánh kép Thanh Hóa là hai nhóm độc lập và không trùng lặp với các mẫu giống hoa đào thu thập từ nơi khác.

Ngày nhận bài

: 27/06/2024

Ngày chuyển phản biện

: 27/09/2024

Người phản biện

: TS. Nguyễn Thị Minh Nguyệt

Ngày duyệt đăng

: 06/11/2024

Đã xuất bản

15/12/2024

Cách trích dẫn

Lĩnh vực

Số thường kỳ