ẢNH HƯỞNG CỦA TIA GAMMA VÀ ĐIỀU KIỆN NUÔI CẤY ĐẾN SINH TRƯỞNG HỆ SỢI CỦA CÁC DÒNG NẤM HƯƠNG ĐỘT BIẾN LTH
Nấm hương (Lentinus edodes) được nuôi trồng ở nhiều quốc gia vì chúng có giá trị dinh dưỡng cao, chứa nhiều thành phần hóa học với các giá trị dược liệu và trị liệu tiềm năng. Quả thể của nấm hương khô chứa 58 - 60% carbohydrate, 9 - 10% chất xơ, 20 - 23% protein, 3 - 4% lipid và 4 - 5% tro. Trong thực tế trồng nấm ở nước ta, nguồn giống nấm hương không nhiều, chưa đáp ứng được nhu cầu sản xuất của các trang trại. Nhiều kỹ thuật tạo giống nấm mới đã được áp dụng, trong nghiên cứu này, kỹ thuật chiếu xạ bằng tia gamma (γ) đã được áp dụng với các liều chiếu xạ: L0,25; L0,5; L0,75; L1; L1,25; L1,5; L1,75; L2. Kết quả năm dòng nấm hương đột biến đã được chọn lọc dựa trên khả năng sinh trưởng của hệ sợi sau chiếu xạ. Môi trường nhân giống cấp 1 thích hợp nhất cho các dòng nấm hương đột biến này là môi trường potato agar được bổ sung glucose và cao nấm men, tốc độ sinh trưởng của hệ sợi nấm hương đột biến trên môi trường này đạt 3,36 - 3,56 mm/ngày.