ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG PHÁT TRIỂN GÓC ĐỘ BỀ MẶT VÀ ĐÂM SÂU CỦA BỘ RỄ LÚA TRONG ĐIỀU KIỆN MẶN IN VITRO
Cấu trúc bộ rễ của cây trồng là một đặc tính phức tạp và quan trọng đối với hiệu suất và khả năng chống chịu trong điều kiện khắc nghiệt như hạn hán, ngập lụt và nhiễm mặn. Trong nghiên cứu này, chúng tôi đã đánh giá tác động của mặn đối với chiều cao cây, chiều dài rễ, khả năng phát triển góc độ bề mặt và đâm sâu của hệ thống rễ trên 30 giống lúa bằng cách trồng cây trong môi trường pha thạch với bổ sung 0‰ NaCl và 3‰ NaCl trong 10 ngày, sau đó tiến hành thu thập mẫu, phân tích và đánh giá. Kết quả cho thấy rằng mặn đã làm giảm chiều cao cây (giảm từ 4,5% đến 18,8%), làm ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của rễ (giảm từ 0,6 đến 1,2 cm). Mặn không liên quan trực tiếp đến sự phát triển của rễ bề mặt, nhưng lại ức chế sự phát triển của bộ rễ bằng cách làm suy yếu phản ứng hướng trọng lực dẫn đến hệ thống rễ cây có xu hướng phát triển nông hơn.