ISSN 1859-1558
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN CHỈ THỊ PHÂN TỬ ỨNG DỤNG TRONG KIỂM ĐỊNH TÍNH ĐÚNG LOÀI SÂM NGỌC LINH

Các Tác giả

Khuất Thị Mai Lương, Nguyễn Thị Minh Nguyệt, Nguyễn Bá Ngọc, Nguyễn Thị Nhài, Nguyễn Thị Thúy Ngoan, Trịnh Hồng Kiên, Lê Thị Minh Thảo, Đặng Thị Xuân, Lê Hùng Lĩnh.

Từ khóa

Chỉ thị phân tử, EST-SSR, hệ gen lục lạp, sâm Ngọc Linh

Tóm tắt

Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu phát triển chỉ thị phân tử dựa trên trình tự hệ gen lục lạp và trình tự hệ phiên mã cây sâm Ngọc Linh sử dụng kiểm định tính đúng loài Panax vietnamensis (Ha et Grushv.). Kết quả đã thiết kế được 200 chỉ thị dựa trên trình tự hệ phiên mã sâm Ngọc Linh (PV1 - PV200) và 4 chỉ thị phân tử dựa trên trình tự hệ gen lục lạp (I1, I2, I3 và I4). Kết quả sàng lọc cho thấy, 52 chỉ thị phân tử bắt cặp đặc hiệu với hệ gen sâm Ngọc Linh và cho kích thước sản phẩm khuếch đại từ 100 đến 300 bp. Đã xác định được 31 chỉ thị phân tử có khả năng phân biệt được sâm Ngọc Linh với tam thất hoang (P. stipuleanatus) và sâmVũ Diệp (P. bipinatifidus). 12 chỉ thị phân tử phân biệt được sâm Ngọc Linh với sâm Lai Châu (P. vietnamensis
var. fuscidiscus
), tam thất hoang và sâm Vũ Diệp. Tất cả 52 chỉ thị phân tử chưa thể phân biệt được 2 thứ sâm Ngọc Linh và sâm Lang Bian. Ba chỉ thị phân tử I1, I2 và PV95 đặc hiệu sử dụng phân biệt sâm Ngọc Linh với sâm Lai Châu (P. vietnamensis var. fuscidiscus), tam thất hoang và sâm Vũ Diệp cho thấy khả năng khuếch đại ADN tốt và ổn định. Kết quả kiểm tra ổn định trên các mẫu sâm thu thập tại vườn giống gốc của tỉnh Kon Tum, Quảng Nam và một số mẫu sâm được khảo sát.

Ngày nhận bài

: 23/08/2024

Ngày chuyển phản biện

: 18/09/2024

Người phản biện

: TS. Trần Đức Trung

Ngày duyệt đăng

: 08/10/2024

Đã xuất bản

08/10/2024

Cách trích dẫn

Lĩnh vực

Số thường kỳ