ISSN 1859-1558
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

SỬ DỤNG CHỈ THỊ PHÂN TỬ TRONG SÀNG LỌC VÀ ĐÁNH GIÁ ĐA DẠNG DI TRUYỀN MỘT SỐ GIỐNG NHẬP NỘI PHỤC VỤ CÔNG TÁC CHỌN GIỐNG ĐẬU ĐEN CHỊU HẠN

Các Tác giả

Nguyễn Ngọc Quất, Lê Thị Liễu, Phạm Thị Minh Hiền, Nguyễn Thị Trang, Doãn Thị Hương Giang, Nguyễn Quang Đàm, Bùi Quang Đãng, Lưu Minh Cúc.

Từ khóa

Đậu đen (Vigna unguiculat subsp. unguiculata), chịu hạn, chỉ thị phân tử, đa dạng di truyền

Tóm tắt

Đậu đen (Vigna unguiculat subsp. unguiculata) là cây lương thực có giá trị kinh tế và giá trị dinh dưỡng cao. Đánh giá sự có mặt của 8 gen CPRD liên quan đến tính chịu hạn của các giống đậu đen đã cho thấy, ba gen CPRD22(b), CPRD86 Dhn1 có kích thước đoạn nhân bản tương đương kích thước hệ gen tham chiếu. Năm gen còn lại CPRD22, CPRD14, CPRD12, CPRD46 CPRD8 có sản phẩm được khuếch đại lớn hơn kích thước ước tính của hệ gen tham chiếu. Kết hợp với đánh giá năng suất, tính chịu hạn của các giống ở giai đoạn ra hoa, đã chọn được giống ĐCB6 (ĐEV19) có tính chịu hạn và năng suất giảm ít nhất trong điều kiện hạn so với các giống nghiên cứu (giảm 63,2%). Phân tích trình tự 3 alen CPRD22, CPRD86, Dhn1 trên giống ĐCB6 cho thấy có 7 SNP sai khác giữa 3 alen khi so sánh hai hệ gen Vigna unguiculata Vigna unguiculata subsp. unguiculata. Đánh giá đa dạng di truyền của các giống đậu đen nhập nội bằng 15 chỉ thị SSR, cho thấy các giống chia thành 2 nhóm: nhóm 1 (ĐHB, ĐCB2, ĐCB5, ĐCB6, ĐCB7 và ĐCB9); nhóm 2 (ĐCB1, ĐCB3, ĐCB4 và ĐCB8) với hệ số tương đồng là 85% - 87%. Kết quả đánh giá sự có mặt của các gen liên quan tính chịu hạn và xác định mức độ đa dạng di truyền cũng giúp định hướng lai tạo cho công tác chọn tạo giống ưu thế lai sau này.
 

Ngày nhận bài

: 27/08/2024

Ngày chuyển phản biện

: 01/10/2024

Người phản biện

: TS. Nguyễn Thị Lan Hoa

Ngày duyệt đăng

: 08/10/2024

Đã xuất bản

08/10/2024

Cách trích dẫn

Lĩnh vực

Số thường kỳ

Using molecular markers in screening and evaluating genetic diversity of some imported varieties of the cowpea breeding for drought tolerance

CoAuthor

Keywords

Abstract