ISSN 1859-1558
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG KỸ THUẬT, TÀI CHÍNH VÀ NHU CẦU ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ AQUAPONIC TRONG MÔ HÌNH NUÔI LƯƠN (Monoteprus albus) Ở TỈNH VĨNH LONG

Các Tác giả

Nguyễn Kim Kha, Võ Hoàng Liêm Đức Tâm, Liêu Thái Dương, Nguyễn Võ Trúc Hà, Hứa Thái Nhân.

Từ khóa

Aquaponic, khía cạnh kỹ thuật, tài chính, mô hình nuôi lươn, Monoteprus albus

Tóm tắt

Nghiên cứu nhằm đánh giá khía cạnh kỹ thuật, tài chính của mô hình nuôi lươn (Monopterus albus) không bùn và nhu cầu ứng dụng công nghệ aquaponic trong nuôi lươn tại tỉnh Vĩnh Long. Nghiên cứu được thực hiện bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp hộ nuôi lươn thông qua bảng câu hỏi soạn sẵn. Kết quả cho thấy, tỉnh Vĩnh Long có tổng diện tích nuôi lươn là 2,17 ha, chủ yếu là nuôi lươn không bùn trong bể xi măng. Khía cạnh về kỹ thuật nuôi lươn gồm thiết kế hệ thống nuôi, thả giống và kỹ thuật chăm sóc quản lý. Trong đó hệ thống nuôi được thiết kế với diện tích nuôi trung bình (TB) của mỗi hộ là 31,5 ± 25,8 m2/hộ, 4,9 ± 3,7 bể/hộ và 6,4 ± 1,7 m2/bể/hộ. Mật độ và thời gian nuôi là 325 ± 143,1 con/m2 và 11,1 ± 1,2 tháng/vụ. Tỷ lệ sống đạt 49,1 ± 25,2%, năng suất 33,7 ± 23,6 kg/m2/vụ và hệ số tiêu tốn thức ăn (FCR) 1,4 ± 1,0. Tổng chi phí đầu tư TB là 122,977 ± 162,447 triệu đồng/vụ, tổng doanh thu là 140,51 ± 181 triệu đồng/vụ, lợi nhuận đạt 17,532 ± 154,867 triệu đồng/vụ. Tỷ lệ sống và mật độ có ảnh hưởng đến năng suất nuôi (P < 0,05). Chi phí con giống và thức ăn cũng ảnh hưởng cao nhất đến lợi nhuận mô hình nuôi (P = 0,006). Có 43,3% số hộ nuôi muốn thử nghiệm mô hình aquaponic trong nuôi lươn do các vấn đề về môi trường, nước thay và công lao động.

Ngày nhận bài

: 16/01/2024

Người phản biện

: PGS.TS. Nguyễn Phú Son

Ngày duyệt đăng

: 28/07/2024

Đã xuất bản

28/07/2024

Cách trích dẫn

Lĩnh vực

Số thường kỳ