ISSN 1859-1558
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

SO SÁNH HIỆU QUẢ NUÔI TÔM THẺ CHÂN TRẮNG SIÊU THÂM CANH GIỮA AO NỔI VÀ AO ĐẤT LÓT BẠT Ở TỈNH BẠC LIÊU

Các Tác giả

Trương Hoàng Minh.

Từ khóa

Tôm thẻ chân trắng, ao đất, ao nổi, siêu thâm canh, hiệu quả

Tóm tắt

Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 3 đến tháng 7 năm 2022 thông qua nuôi thực nghiệm tôm thẻ chân trắng siêu thâm canh trong 3 ao nổi lót bạt và 3 ao đất lót bạt ở tỉnh Bạc Liêu nhằm so sánh hiệu quả kỹ thuật và tài chính giữa hai mô hình này. Kết quả cho thấy, diện tích ao nổi là 0,05 ha/ao nhỏ hơn ao đất là 0,13 ha/ao. Mật độ tôm nuôi của ao nổi là 300 con/m2 cao hơn ao đất là 160 con/m2. Thức ăn viên được sử dụng ở cả hai mô hình này, với hệ số tiêu tốn thức ăn (FCR) tương ứng là 1,2 và 1,4. Thời gian nuôi của ao nổi là 99 ngày/vụ ngắn hơn so với ao đất là 114 ngày/vụ. Tỷ lệ tôm sống của ao nổi là 74% thấp hơn ao đất là 90%. Năng suất của ao nổi là 64,8 tấn/ha/vụ cao hơn đáng kể so với ao đất là 32,6 tấn/ha/vụ. Chi phí sản xuất của ao nổi là 6,19 tỷ đồng/ha/vụ cao hơn đáng kể so với ao đất là 3,25 tỷ đồng/ha/vụ (p < 0,05). Chi phí biến đổi của ao nổi là 5,92 tỷ đồng/ha/vụ cao hơn đáng kể so với ao đất là 3,18 tỷ đồng/ha/vụ. Chi phí thức ăn của ao nổi chiếm tỷ
lệ 57,03%, cao hơn so với ao đất là 40,48%. Lợi nhuận của ao nổi cao hơn đáng kể so với ao đất, tương ứng là 3,45 tỷ đồng/ha/vụ và 1,56 tỷ đồng/ha/vụ. Tỷ suất lợi nhuận của ao nổi (0,56 lần) cao hơn ao đất (0,48 lần). Nhìn chung, nuôi tôm thẻ chân trắng siêu thâm canh trong ao nổi lót bạt mang lại hiệu quả cao hơn so với ao đất lót bạt.

Ngày nhận bài

: 19/05/2024

Người phản biện

: PGS.TS. Phạm Minh Đức

Ngày duyệt đăng

: 28/07/2024

Đã xuất bản

28/07/2024

Cách trích dẫn

Lĩnh vực

Số thường kỳ