ẢNH HƯỞNG CỦA CHU KÌ CHIẾU SÁNG BẰNG ĐÈN LED LÊN ENZYME TIÊU HÓA, OXIDATIVE STRESS VÀ PHẢN ỨNG MIỄN DỊCH CỦA ẤU TRÙNG TÔM CÀNG XANH
Nghiên cứu nhằm đánh giá ảnh hưởng của chu kì chiếu sáng bằng đèn LED khác nhau lên tăng trưởng, biến thái, tỷ lệ sống của ấu trùng và hậu ấu trùng tôm càng xanh. Thí nghiệm gồm 4 nghiệm thức với chu kì chiếu sáng khác nhau (6D : 8L, 12D : 12L, 18D : 6L, 24L) bằng đèn LED trắng (150 W, 0,9 W/m2 ). Ấu trùng tôm càng xanh được ương trong bể nhựa 60 lít ở mật độ 60 con/L và độ mặn 12 ppt. Ấu trùng tôm được cho ăn Artemia và thức ăn nhân tạo. Các enzyme tiêu hóa chính (trypsin, chymotrypsin, pepsin, lipase và amylase) và biểu hiện các gene CAT, SOD, GPx, GST, Casapse được đánh giá. Kết quả nghiên cứu cho thấy chiếu sáng với chu kì 24L có tỷ lệ sống thấp nhất (32,7%) tiếp đến là chu kì 6D : 18L (35,8%) và chu kì 12D : 12L (47,9%). Tỷ lệ sống đạt cao nhất ở chu kì 18D : 6L (63%) cao gấp 2 lần so với chu kì 24L. Bên cạnh đó, các enzym tiêu hóa, oxidative stress và phản ứng miễn dịch cho thấy các hoạt động và biểu hiện hiệu quả ở nghiệm thức 18D : 6L. Qua đó cho thấy chiếu sáng với chu kì 18D : 6L giúp cải thiện tỷ lệ sống và tỷ lệ biến thái ở ấu trùng tôm càng xanh.