SỬ DỤNG PHÂN HỮU CƠ ĐỂ NÂNG CAO KHẢ NĂNG HẤP THU ĐẠM, LÂN, KALI VÀ NĂNG SUẤT CỦA VIỆT QUẤT (Vaccinium tenellum) TRÊN ĐẤT PHÙ SA BẠC MÀU Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
Việt quất (Vaccinium tenellum) là loại cây sinh trưởng phù hợp trên đất có độ thoáng khí và thoát nước tốt, đồng thời chỉ thích hợp khi bón phân N với liều lượng thấp. Sử dụng phân hữu cơ để cải thiện môi trường vật lý và dinh dưỡng cho đất bạc màu trồng việt quất là cần thiết. Mục tiêu nghiên cứu nhằm đánh giá liều lượng phân hữu cơ (PHC) cho hiệu quả tốt nhất về hấp thu N, P, K và năng suất của việt quất. Thí nghiệm nhà lưới ở Trường Nông nghiệp, Đại học Cần Thơ được bố trí theo khối hoàn hoàn toàn ngẫu nhiên với 04 lần lặp lại, PHC được sử dụng ở 03 liều lượng 0, 5, và 10 tấn ha-1 (PHC_0, PHC_5 và PHC_10 ), và phân vô cơ được bón là 45 N : 20 P2O5 và 20 K2O được bón với công thức 45 : 20 : 20 kg ha-1. Không sử dụng phân hữu cơ đưa đến hàm lượng N và K trong lá việt quất ở ngưỡng thiếu và tính sản xuất thấp. Hiệu quả hấp thu N, P, K và năng suất việt quất càng tăng khi lượng phân hữu cơ càng tăng ở mức 5 tấn/ha đến 10 tấn/ha.