ISSN 1859-1558
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

ĐÁNH GIÁ ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT, SINH HỌC VÀ SINH THÁI CỦACÂY LAN TRÚC (Arundina graminifolia) ĐƯỢC SỬ DỤNG LÀM THUỐC CỦA ĐỒNG BÀO DÂN TỘC TÀY VÀ THÁI TẠI TỈNH LÀO CAI VÀ LAI CHÂU

Các Tác giả

Phạm Ngọc Khánh, Chu Thị Thúy Nga, Nguyễn Hải Văn, Đoàn Thị Huyền Trang, Khuất Thị Chung, Vàng Mí Nhù

Từ khóa

Cây lan trúc, thuốc thảo mộc, dân tộc Tày, dân tộc Thái

Tóm tắt

Arundina (Blume) là chi nhỏ thuộc họ Lan (Orchidaceae) với một loài duy nhất là Arundina graminifolia (D. Don) Hochr (còn gọi là Lan trúc, Lan sậy) được sử dụng làm thuốc tại nhiều nước thuộc khu vực Đông Á và Đông Nam Á. Lan trúc được ghi nhận dùng làm thuốc theo kinh nghiệm truyền thống của một số đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống tại các tỉnh miền núi phía Bắc nước ta. Nghiên cứu này mô tả chi tiết các đặc điểm hình thái, sinh thái của loài Lan trúc và kinh nghiệm sử dụng làm thuốc trong cộng đồng dân tộc Tày và Thái sinh sống tại tỉnh Lào Cai và Lai Châu. Kết quả nghiên cứu cho thấy Lan trúc là cây thân thảo sống lâu năm, mọc thành khóm gồm nhiều thân khí sinh, cao 0,5 - 2 m; lá đơn mọc cách, bẹ lá dạng ống ôm lấy thân; hoa lớn, màu trắng đến hồng đậm, mọc ở đỉnh ngọn. Thân và lá Lan trúc được dùng đun nước hoặc ngâm rượu uống làm thuốc bổ, thanh nhiệt, lợi niệu, chữa đau nhức xương khớp.

Ngày nhận bài

: 22/02/2024

Người phản biện

: TS. Ngô Đức Phương

Ngày duyệt đăng

: 10/04/2024

Đã xuất bản

28/04/2024

Cách trích dẫn

Lĩnh vực

Số thường kỳ