ISSN 1859-1558
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

ĐÁNH GIÁ ĐẶC ĐIỂM NÔNG SINH HỌC VÀ KHẢ NĂNG CHỊU MẶN CỦA CÁC DÒNG LÚA THUẦN MỚI CHỌN TẠO

Các Tác giả

Nguyễn Anh Dũng, Vũ Văn Liết

Từ khóa

Lúa thuần, chịu mặn, chất lượng

Tóm tắt

Nghiên cứu nhằm đánh giá đặc điểm nông sinh học, năng suất và khả năng chịu mặn của các dòng lúa thuần được chọn phân ly từ các tổ hợp lai giữa dòng, giống lúa thuần với các dòng lúa mang gen chịu mặn thông qua thí nghiệm so sánh giống tại tỉnh Hải Dương và Nam Định. Kết quả đánh giá đã lựa chọn được 3 dòng triển vọng CM2025, CM2033 và CM2045 có thời gian sinh trưởng ngắn, nhiễm nhẹ sâu bệnh hại, năng suất cao, chất lượng tốt, tỷ lệ gạo xát, tỷ lệ gạo nguyên cao, hàm lượng amylose từ thấp đến trung bình. Các dòng này có thời gian sinh trưởng trong vụ Xuân từ 135 đến 138 ngày và từ 103 đến 107 ngày trong vụ Mùa, nhiễm nhẹ các loại sâu bệnh, năng suất thực thu đạt 69,7 - 74,9 tạ/ha trong vụ Xuân và 63,6 - 66,1 tạ/ha trong vụ Mùa, tỷ lệ gạo xát đạt 68,3 - 70,2%, tỷ lệ gạo nguyên đạt 82,1 - 87,6%, hàm lượng amylose 15,9 - 19,7%, chịu mặn tốt. Như vậy, việc cải tạo khả năng chịu mặn của các giống lúa thuần cần lai chúng với các giống lúa mang gen chịu mặn, chọn lọc cá thể ở quần thể phân ly, đánh giá đặc điểm nông sinh học trong cả điều kiện thường và điều kiện mặn.

Ngày nhận bài

: 27/03/2024

Người phản biện

: PGS.TS. Lê Hùng Lĩnh

Ngày duyệt đăng

: 10/04/2024

Đã xuất bản

28/04/2024

Cách trích dẫn

Lĩnh vực

Số thường kỳ