ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ TRỒNG VÀ LƯỢNG PHÂN BÓN KALI ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT HẠT NGƯU BÀNG (Arctium lappa L.) TẠI SA PA - LÀO CAI
Ngưu bàng là cây dược liệu có giá trị kinh tế cao, đã được phát triển trồng tại khu vực bãi bồi của sông Hồng (khu vực Hà Nội), sông lam (khu vực Nghệ An) và sông Mã (khu vực Thanh Hóa). Để góp phần hoàn thiện quy trình sản xuất hạt giống Ngưu bàng cung cấp cho các vùng trồng, nghiên cứu ảnh hưởng của 3 mật độ trồng (41.600; 27.700 và 20.800 cây/ha) và 5 mức phân bón kali (60, 90, 120, 150 và 180 kg K2O/ha) đã được thực hiện tại Sa Pa, lào Cai. Kết quả nghiên cứu cho thấy: lượng phân kali và mật độ trồng có ảnh hưởng đến chiều cao cây, đường kính tán, số cành cấp 1 và các yếu tố cấu thành năng suất hạt giống Ngưu bàng. Ở mật độ trồng M2 (27.700 cây/ha) và mức bón phân kali K5 (180 kg K2O/ha), cây Ngưu bàng có các chỉ tiêu sinh trưởng và năng suất hạt giống cao nhất. Có sự tác động tương hỗ giữa các mức phân bón kali và mật độ trồng đối với năng suất hạt giống Ngưu bàng. trong đó, công thức K5M2 (180 kg K2O/ha và 27.700 cây/ha) cho năng suất hạt giống cao nhất, đạt 29,4 tạ/ha.