ISSN 1859-1558
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

ẢNH HƯỞNG CỦA BỔ SUNG PREBIOTIC VÀO THỨC ĂN ĐẾN TỶ LỆ SỐNG, TĂNG TRƯỞNG VÀ KHẢ NĂNG ĐỀ KHÁNG BỆNH CỦA LƯƠN ĐồNG GIỐNG TẠI AN GIANG

Các Tác giả

Nguyễn Thị Thúy Hằng, Trịnh Thị Lan, Nguyễn Thị Bích Hạnh, Nguyễn Hữu Thanh, Nguyễn Hữu Yến Nhi

Từ khóa

Lươn đồng giống, Edwardsiella tarda, prebiotic LP

Tóm tắt

Nghiên cứu thực hiện gồm hai thí nghiệm (1) phân lập và định danh vi khuẩn gây bệnh trên lươn đồng giống, (2) đánh giá ảnh hưởng của prebiotic LP đến tăng trưởng, hiệu quả sử dụng thức ăn, và khả năng làm giảm tỷ lệ chết của prebiotic khi cảm nhiễm với vi khuẩn gây bệnh. Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 5 nghiệm thức và 3 lần lặp lại, bao gồm 4 nghiệm thức bổ sung prebiotic 4 g/kg thức ăn; 6 g/kg; 8 g/kg; 10 g/kg và 1 nghiệm thức đối chứng có cảm nhiễm vi khuẩn và không cho ăn prebiotic LP. Lươn giống thí nghiệm có khối lượng trung bình 2,1 + 0,028 g/con và được bố trí trong thùng nhựa có thể tích 160 L, thí nghiệm được thực hiện trong 4 tuần cho ăn liên tục. Kết quả phân lập và định danh được vi khuẩn Edwardsiella tarda gây bệnh trên lươn đồng giống và giá trị LD50 được xác định là 2,1 × 104 CFU/mL. Sau 4 tuần ương, khối lượng lươn giống đạt từ 3,04 - 4,14 g, tương ứng với tốc độ tăng trưởng DWG từ 0,03 - 0,08 g/ngày và SGR từ 1,32 - 2,38 %/ngày, trong đó nghiệm thức bổ sung 8 và 10 g/kg thức ăn cho tăng trưởng cao nhất và khác biệt có ý nghĩa thống kê so với nghiệm thức đối chứng. Đồng thời, FCR thấp nhất đạt 2,3 và tỷ lệ chết thấp nhất chỉ 3,33%. Do đó, nghiên cứu đề xuất bổ sung hàm lượng prebiotic LP thích hợp trong nghiên cứu này là 8 g/kg thức ăn và 10 g/kg/thức ăn.
 

Ngày nhận bài

: 09/10/2023

Người phản biện

: PGS.TS. Nguyễn Thị Ngọc Anh

Ngày duyệt đăng

: 28/11/2023

Đã xuất bản

28/01/2024

Cách trích dẫn

Lĩnh vực

Số thường kỳ