ISSN 1859-1558
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG GIẢM THỨC ĂN TRONG NUÔI KẾT HỢP TÔM SÚ (Penaeus monodon) VỚI RONG CÂU CHỈ (Gracilaria tenuistipitata) THEO CÔNG NGHỆ BIOFLOC

Các Tác giả

Tiền Hải Lý, Lê Hoàng Vũ, Nguyễn Thị Ngọc Anh, Lý Văn Khánh

Từ khóa

Penaeus monodon, Gracilaria tenuistipitata, nuôi kết hợp, biofloc

Tóm tắt

Nghiên cứu nuôi kết hợp tôm sú (Penaeus monodon) với rong câu chỉ (Gracilaria tenuistipitata) theo công nghệ biofloc được bố trí ngẫu nhiên với hai nhân tố (2 hình thức × 3 mức cho ăn) gồm 6 nghiệm thức, trong đó tôm sú nuôi kết hợp với rong câu chỉ không biofloc và có biofloc với 3 mức cho ăn khác nhau 100%, 75% và 50%, mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần. Tôm sú (ban đầu có khối lượng 0,33 g; chiều dài 3,56 cm) được nuôi với mật độ 300 con/m3 và rong câu chỉ 1,5 kg/m3, rỉ đường được sử dụng làm nguồn carbon với tỷ lệ C:N là 15:1. Sau 60 ngày nuôi, tỷ lệ sống của tôm tương tự giữa các nghiệm thức dao động 80,70 - 87,72%. Khối lượng tôm trung bình từ 3,04 đến 3,97 g/con và năng suất 0,78 - 1,07 kg/m3, trong đó nghiệm thức cho ăn 50% có biofloc cao hơn có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với nghiệm thức không biofloc cho ăn 50%, nhưng không khác biệt thống kê (p>0,05) so với các nghiệm thức còn lại. Hệ số tiêu tốn thức ăn dao động từ 0,69 đến 1,33 tương ứng với chi phí thức ăn 27.605 - 53.130 đ/kg, trong đó nghiệm thức có biofloc cho ăn 50% có chi phí thức ăn thấp nhất, tương ứng với mức giảm chi phí thức ăn lên đến 48,04% có thể được xem là mức giảm phù hợp.
 

Ngày nhận bài

: 09/10/2023

Người phản biện

: TS. Huỳnh Kim Hường

Ngày duyệt đăng

: 28/11/2023

Đã xuất bản

28/01/2024

Cách trích dẫn

Lĩnh vực

Số thường kỳ