ISSN 1859-1558
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGHIÊN CỨU TIỀM NĂNG PHÒNG TRỪ Cỏ LồNG VựC CẠN VÀ Cỏ LồNG VựC NƯỚC BẰNG CHẤT ĐỐI KHÁNG CHỨA TRONG DỊCH CHIẾT LÁ CÂY SAO NHÁI CAM

Các Tác giả

Nguyễn Thị Thùy Trang, Triệu Xuân Thương, Hồ Lệ Thi

Từ khóa

Cỏ lồng vực cạn (Echinochloa colona L.), cỏ lồng vực nước (Echinochloa crus-galli L.), cây sao nhái cam (Cosmos bipinnatus), dịch chiết thực vật đối kháng

Tóm tắt

Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá khả năng phòng trừ cỏ lồng vực cạn (Echinochloa colona L.) và cỏ lồng vực nước (Echinochloa crus-galli L.) của dịch chiết lá cây sao nhái cam (Cosmos bipinnatus) ở nồng độ: 0,03; 0,1; 0,3; 0,5; 1,0 g/mL vào giai đoạn 20; 30 và 60 ngày sau mọc. Chiều dài thân, rễ cỏ lồng vực cạn và cỏ lồng vực nước được ghi nhận sau khi xử lý dịch chiết 48 giờ và ủ tối ở 25oC. Xác định các hợp chất đối kháng chứa trong lá cây sao nhái cam 60 ngày tuổi được thực hiện bằng máy sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC). Ở nồng độ 0,3 g/mL, dịch chiết này đã ức chế 100% chiều dài rễ cỏ lồng vực cạn và thân, rễ cỏ lồng vực nước. Lá sao nhái cam 60 ngày tuổi gây ức chế chiều dài thân và rễ cỏ lồng vực cạn và lồng vực nước cao nhất do chứa nhiều hợp chất đối kháng thực vật như: axit cinamic, axit caffeic, axit coumaric, axit ferullic, 2-4 dimethohydroxyl benzoic và axit salicylic. Như vậy, dịch chiết lá sao nhái cam 60 ngày tuổi có triển vọng cao để ứng dụng trong phòng trừ cỏ lồng vực bằng biện pháp sinh học, thân thiện với môi trường.
 

Ngày nhận bài

: 06/09/2023

Người phản biện

: GS.TS. Nguyễn Hồng Sơn

Ngày duyệt đăng

: 28/11/2023

Đã xuất bản

28/01/2024

Cách trích dẫn

Lĩnh vực

Số thường kỳ