ISSN 1859-1558
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẠM, GIẢM PHÁT THẢI N2O TRONG TRỒNG TRỌT THÔNG QUA ỨNG DỤNG ĐỒNG VỊ BỀN 15N TẠI VIỆT NAM

Các Tác giả

Vũ Dương Quỳnh, Mai Văn Trịnh, Phan Hữu Thành, Hà Mạnh Thắng, Trần Bích Ngọc, Lê Minh Hằng, Mohammad Zaman

Từ khóa

Đồng vị bền 15N, hiệu quả sử dụng đạm, N2O, canh tác lúa

Tóm tắt

Theo số liệu của Cục Bảo vệ Thực vật (2018), hàng năm Việt Nam sử dụng một lượng khá lớn phân đạm, bao gồm 3,5 triệu tấn phân bón NPK, gần 1,9 triệu tấn phân bón Urê, 1,1 triệu tấn phân bón đạm sulphate. Tuy nhiên, hiện tại hiệu quả sử dụng phân đạm chưa cao (30 - 40%), cùng với đó việc sử dụng phân đạm chưa hợp lý là nguyên nhân gây phát thải khí nhà kính (N2O) dẫn đến sự nóng lên toàn cầu. Nghiên cứu này tổng hợp kết quả từ các nghiên cứu trước đây về việc bón phân đạm kết hợp với các chất ức chế: i) quá trình thủy phân urea và ii) quá trình nitrat hóa, để tăng hiệu quả sử dụng đạm, đồng thời giảm phát thải khí nhà kính. Kết quả cho thấy, bón urê kết hợp chất ức chế thủy phân urease n-butyl triamide thiophosphoric (n-BTPT) làm giảm sự bay hơi NH3 (30 - 50%), qua đó gián tiếp giảm lượng phát thải N2O (40%). Bón ure kết hợp chất ức chế nitrat hóa vô cơ như: dicyandiamide (DCD), hydroquinone (HQ) và thiosulphat có tiềm năng giảm khí metan (CH4) và nitơ oxit (N2O) từ canh tác lúa. Do vậy thực hành quản lý phân bón sử dụng các chất ức chế urease (n-BTPT), chất ức chế nitrat hóa (DCD) có tiềm năng lớn, tiến đến mục tiêu sản xuất nông nghiệp bền vững và thân thiện với môi trường.
 

Ngày nhận bài

: 25/06/2023

Người phản biện

: PGS.TS. Phạm Quang Hà

Ngày duyệt đăng

: 28/07/2023

Đã xuất bản

28/09/2023

Cách trích dẫn

Lĩnh vực

Số thường kỳ