Tóm tắt
Bài báo này trình bày kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của các chất điều tiết sinh trưởng, nguồn gen (mẫu cây), và vị trí bộ phận lấy mẫu đến khả năng cảm ứng tạo thành mô sẹo từ mô củ cây sâm Lai Châu bằng phương pháp nuôi cấy tế bào lát mỏng. Các lát mỏng tế bào mô củ lấy từ các mẫu củ khác nhau và các bộ phận khác nhau trên cùng một củ được cấy vào môi trường chỉ chứa 2,4-D hoặc kết hợp đồng thời với NAA ở các nồng độ khác nhau. Kết quả nghiên cứu cho thấy, các mẫu cây khác nhau cho tỷ lệ tạo thành mô sẹo khác nhau. Mô sẹo chỉ được tạo thành từ mô cấy lấy từ phần đỉnh sinh trưởng và phần giữa của củ trên các môi trường cảm ứng. Mô cấy từ phần đỉnh sinh trưởng cho tỷ lệ tạo thành mô sẹo cao cao nhất. Môi trường tối ưu cho cảm ứng tạo thành mô sẹo là MS + 0,5mg/L 2,4-D hoặc MS + 0,3mg/L 2,4-D + 0,3mg/L NAA.