ISSN 1859-1558
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA BIỆN PHÁP SINH HỌC ĐẾN TUYẾN TRÙNG NỐT SƯNG (Meloidogyne incognita) HẠI CÀ TÍM (Solanum melongena L.) TẠI LÂM ĐỒNG

Các Tác giả

Trần Thị Minh Loan, Nguyễn Văn Kết, Phạm Thị Vượng

Từ khóa

cà tím, chitosan, saponin, Tuyến trùng nốt sưng, neem, Trichoderma harzianum, xông hơi sinh học

Tóm tắt

Các chế phẩm sinh học có chứa hoạt chất chitosan (Chitosan Super); neem (Vineem 1500 EC), saponin (Abuna 15GR) và nấm đối kháng Trichoderma harzianum (Biosun one) và biện pháp xông hơi sinh học (phân chuồng ủ kết hợp với lá súp lơ xanh) đã được sử dụng để phòng trừ tuyến trùng nốt sưng (Meloidogyne incognita) hại cà tím tại Lâm Đồng. Kết quả thí nghiệm cho thấy chế phẩm có chứa hoạt chất neem, nấm đối kháng Trichoderma harzianum và biện pháp xông hơi sinh học có hiệu lực cao trong phòng trừ tuyến trùng nốt sưng với tỷ lệ lần lượt là 68,69%, 56,14% và 43,69%. Nghiệm thức sử dụng hoạt chất neem và xông hơi sinh học có số lượng tuyến trùng trong rễ thấp nhất, chỉ số lần lượt là 796 con/5 g rễ và 874 con/5 g rễ và cao nhất ở nghiệm thức đối chứng (2004 con/5 g rễ). Tỷ lệ nốt sưng (53,61%) và mức độ gây hại (5,00), chỉ số hại (28,33%) thấp nhất ở nghiệm thức xông hơi sinh học. Năng suất cà tím cao nhất ở nghiệm thức sử dụng chitosan (108 tấn/ha) và thấp nhất ở nghiệm thức sử dụng saponin (92 tấn/ha).

Đã xuất bản

28/11/2016

Cách trích dẫn

Lĩnh vực

Số thường kỳ