ISSN 1859-1558
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGHIÊN CỨU TUYỂN CHỌN LOÀI THỰC VẬT CÓ KHẢ NĂNG HẤP THU PB, ZN CAO TRONG ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN XÃ CHỈ ĐẠO VÀ ĐẠI ĐỒNG, HUYỆN VĂN LÂM, HƯNG YÊN

Các Tác giả

Đinh Tiến Dũng , Tạ Thị Yến , Nguyễn Thị Thu Hà , Trịnh Quang Huy

Từ khóa

kim loại nặng, ô nhiễm đất, Thực vật tích lũy, thực vật xử lý

Tóm tắt

Kim loại nặng là một trong những tác nhân gây ô nhiễm đất xuất phát từ các nguồn nước thải và phế thải của các làng nghề tái chế. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm xác định một số loài thực vật bản địa có khả năng tích lũy Pb, Zn tại khu vực xã Đại Đồng và xã Chỉ Đạo, huyện Văn Lâm, Hưng Yên và kiểm chứng khả năng hấp thụ Pb và Zn của các loài thực vật đã được xác định bằng dung dịch dinh dưỡng được bổ sung Pb2+, Zn2+ trong điều kiện nhà lưới. Phương pháp điều tra đa dạng sinh học và thống kê sinh học cho thấy tại địa bàn nghiên cứu xuất hiện 50 loài trong đó 37 loài xuất hiện tại các vùng có dấu hiệu ô nhiễm Pb và Zn. Khi hàm lượng kim loại Pb và Zn trong đất tăng, mức độ đa dạng sinh học giảm, trong khi độ ưu thế của các loài gia tăng cho thấy có khả năng xuất hiện loài chống chịu tốt với ô nhiễm Pb, Zn. Trong điều kiện tự nhiên, các loài Đơn Buốt (Bidens pilosa), Cỏ Lá Tre (Acroceras munroanum), Thài lài (Commelina coelestis) và Ngổ dại (Enhydra fluctuans) là bốn loài có khả năng hấp thu Pb cao nhất, riêng Thài lài (Commelina coelestis) hấp thu tốt đối với Zn. Trong điều kiện thí nghiệm bổ sung kim loại Pb và Zn trong dung dịch thủy canh, Thài lài và Ngổ dại là các loài siêu tích lũy đối với Pb. Thài lài hấp thu kim loại nặng (cao nhất là 1.900 mg Pb/kg sinh khối) tốt hơn Ngổ dại (1.200 mg Pb/kg sinh khối).

Đã xuất bản

28/10/2016

Cách trích dẫn

Lĩnh vực

Số thường kỳ