ISSN 1859-1558
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

TIỀM NĂNG VÀ HẠN CHẾ TRONG SẢN XUẤT LẠC TRÊN ĐẤT MẶN DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG

Các Tác giả

Phạm Vũ Bảo, Trương Thị Thuận Hoàng Minh Tâm, Hồ Huy Cường

Từ khóa

đất mặn, Cây lạc, tiềm năng, hạn chế, miền Trung

Tóm tắt

Kết quả nghiên cứu tại Bình Định, Quảng Nam, Nghệ An và Thanh Hóa thuộc vùng Duyên hải miền Trung đã đánh giá được những tiềm năng trong sản xuất lạc là: Diện tích đất mặn trung bình và thấp, thích hợp cho việc canh tác lạc tương đối lớn (73.919 ha, chiếm 0,8% diện tích đất tự nhiên); điều kiện khí hậu phù hợp với yêu cầu sinh thái của cây lạc; lạc là cây công nghiệp ngắn ngày có lợi thế so sánh ở vùng đất mặn. Thị trường tiêu thụ trong những năm qua ổn định và nông hộ nắm bắt được kỹ thuật canh tác lạc. Nghiên cứu cũng đã phân tích được những hạn chế là: Phần lớn nông hộ không chủ động tưới tiêu cho lạc; chưa nhận biết được sự thay đổi đất canh tác lạc bị nhiễm mặn và chưa có biện pháp hợp lý để đối phó với đất nhiễm mặn; thiếu giống lạc năng suất cao, chịu mặn, thích nghi với điều kiện canh tác của địa phương; thiếu hệ thống sản xuất và cung ứng hạt giống phẩm cấp cao; thiếu vốn trong sản xuất; có sự chênh lệch lớn về diện tích đất sản xuất lạc giữa các hộ; đất mặn canh tác lạc có độ phì nhiêu kém; mật độ và khoảng cách trồng còn dày, chưa hợp lý; lượng phân đầu tư cho cây lạc trên đất mặn còn thấp, đặc biệt là phân kali; tỷ lệ bón đạm và kali chưa cân đối; nhiều chủng loại sâu, bệnh hại thường phát sinh và gây hại trên cây lạc làm ảnh hưởng rất nhiều đến năng suất lạc.

Đã xuất bản

28/09/2016

Cách trích dẫn

Lĩnh vực

Số thường kỳ