ISSN 1859-1558
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGHIÊN CỨU TẠO CHẾ PHẨM VI SINH PHÂN GIẢI CELLULOSE ĐỂ XỬ LÝ LỤC BÌNH LÀM NGUYÊN LIỆU SẢN XUẤT PHÂN BÓN HỮU CƠ

Các Tác giả

Dương Hoa Xô

Từ khóa

Streptomyces, Lục bình, Phanerochaete chrysosporium, phân hữu cơ, Trichoderma, tỷ lệ C/N

Tóm tắt

Nghiên cứu được tiến hành nhằm xây dựng quy trình ứng dụng chế phẩm vi sinh phân giải cellulose (BIMA-COMPOST) để xử lý lục bình làm nguyên liệu sản xuất phân bón hữu cơ. Kết quả sàng lọc và kiểm tra hoạt tính phân giải cellulose và lignin của các chủng vi sinh vật từ Bộ sưu tập giống vi sinh vật của Trung tâm Công nghệ Sinh học TP. Hồ Chí Minh cho thấy có 12 chủng hoạt tính cao có thể sử dụng làm chế phẩm xử lý lục bình. Đã tạo được chế phẩm BIMA-COMPOST để xử lý lục bình gồm nấm đối kháng Trichoderma sp. (chủng B3 và B19), nấm mục trắng P. chrysosporium (chủng LG4 và LG17) và xạ khuẩn Streptomyces sp. (chủng VN01 và CS30). Đã xây dựng được quy trình xử lý lục bình bằng chế phẩm BIMA-COMPOST để tạo compost với quy mô 10 tấn/mẻ với các yếu tố tối ưu về kích cỡ nguyên liệu là 5 cm, thành phần chất độn là phân bò và hàm lượng của chế phẩm BIMA-COMPOST là 4 kg/tấn lục bình héo. Sản phẩm compost sau 45 ngày xử lý có thành phần cất chất hữu cơ (16,5%), thành phần đa lượng (nitơ tổng: 1,84%, P2 O5 : 1,19 và K2 O: 1,08%), các nguyên tố trung lượng (Ca: 2,7%, Mg: 430 mg/kg và Zn: 540 mg/kg) và hàm lượng các kim loại nặng độc (As < 0,1%; Hg < 0,1%; Cd < 1% và Pb ~ 11,4%) đều đạt tiêu chuẩn làm nguyên liệu sản xuất phân bón hữu cơ theo Thông tư số 41/2014/TT-BNNPTNT.

Đã xuất bản

28/08/2016

Cách trích dẫn

Lĩnh vực

Số thường kỳ