ISSN 1859-1558
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG VÀ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG PHẾ PHỤ PHẨM TRỒNG TRỌT TẠI MỘT SỐ TỈNH Ở VIỆT NAM

Các Tác giả

Lê Quốc Thanh , Phạm Văn Dân, Hoàng Tuyển Phương

Từ khóa

phân hữu cơ, rơm rạ, phế phụ phẩm, các bon thấp

Tóm tắt

Nguồn phế phụ phẩm từ sản xuất trồng trọt: Lúa, ngô, lạc, mía... của cả nước nói chung và 10 tỉnh vùng dự án (Sơn La, Lào Cai, Phú Thọ, Bắc Giang, Nam Định, Hà Tĩnh, Bình Định, Bến Tre, Tiền Giang, Sóc Trăng) nói riêng là rất lớn. Theo tính toán, năm 2013 lượng phế thải từ trồng trọt của cả nước là 91.445.000 tấn, ở 10 tỉnh vùng dự án là 13.773.000 tấn. Sử dụng nguồn phế phụ phẩm từ trồng trọt của các tỉnh vùng dự án rất đa dạng với nhiều mục đích khác nhau. Phế phụ phẩm trong trồng trọt được làm chất đốt: Trấu (60,2%), thân lá lõi ngô (26,4%), bã mía làm viên nén nhiên liệu (42,5%): làm thức ăn cho gia súc: rơm rạ:18%, thân lá ngô (26,89%), thân lá lạc (29%), lá, bã mía (26,3%); chất độn chuồng nuôi, ủ phân hữu cơ, làm nấm… Tuy nhiên, vẫn còn tỷ lệ lớn hiện tượng đốt bỏ hoặc thải ra môi trường gây ô nhiễm nghiêm trọng. Đây là một trong những nguyên nhân gây phát thải và ô nhiễm môi trường sinh thái.

Đã xuất bản

28/07/2016

Cách trích dẫn

Lĩnh vực

Số thường kỳ