ISSN 1859-1558
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGHIÊN CỨU CHỒNG GEN MẶN VÀ HẠN TRÊN TỔ HỢP LAI HỒI GIAO PHỤC VỤ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Các Tác giả

Nguyễn Thị Lang , Phạm Công Trứ, Nguyễn Trọng Phước, Trần Minh Tài , Bùi Chí Bửu

Từ khóa

khô hạn, mặn, giai đoạn mạ, kiểu gen, kiểu hình

Tóm tắt

Sàng lọc 100 dòng BC2F2 từ quần thể OM6162/Pokkali//OM6162 đã được phát triển tại Viện Lúa Đồng bằng sông Cửu Long. Thí nghiệm đánh giá mức độ phản ứng chống chịu mặn được tiến hành với hai nồng độ muối khác nhau EC= 8 dS/m, 15 dS/m trên giai đoạn mạ và quần thể này cũng đồng thời được sàng lọc tính trạng chịu khô hạn trong nhà lưới giai đoạn mạ. Khả năng phản ứng với mặn của giống lúa có sự khác biệt rất lớn. Tuy nhiên xét về sự sinh trưởng, phát triển của các dòng cho thấy: Nồng độ muối càng cao thì ngày sống sót càng thấp, phần trăm giảm dần với nồng độ EC= 15ds/m. Các dòng sau khi đánh giá chịu khô hạn và mặn cũng được xác định lại yếu tố di truyền thông qua chỉ thị phân tử. Bốn chỉ thị phân tử RM223, RM3252-S1-1, RM105 và RM201 được đánh giá liên kết với kiểu gen mặn và khô hạn theo thứ tự. Kết quả đều ghi nhận có sự liên kết giữa kiểu hình và kiểu gen trên 100 dòng BC2F2. Các dòng từ tổ hợp OM6162/Pokkali//OM6162 chọn được chỉ 1 dòng ( S1-D1) mang cả hai gen khô và hạn. Các dòng này có thể đưa thử nghiệm trên vùng đất nhiễm mặn khác nhau để đánh giá năng suất và thành phần năng suất phục vụ cho chương trình nghiên cứu tiếp theo.

Đã xuất bản

28/06/2016

Cách trích dẫn

Lĩnh vực

Số thường kỳ