ISSN 1859-1558
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN VÔ CƠ (N, P) VÀ PHÂN HỮU CƠ ĐẾN MẬT ĐỘ VÀ SINH KHỐI GIUN ĐẤT (Lumbricina) TRÊN ĐẤT ĐỎ BAZAN TRỒNG CÀ PHÊ VỐI (Robusta) Ở CAO NGUYÊN DI LINH, TỈNH LÂM ĐỒNG

Các Tác giả

Lâm Văn Hà

Từ khóa

Phân N, P và phân hữu cơ, mật độ giun đất và sinh khối giun đất

Tóm tắt

Nghiên cứu ảnh hưởng phân vô cơ (N, P) và phân hữu cơ đến mật độ và sinh khối giun đất được tiến hành trên đất đỏ bazan trồng cà phê ở vùng cao nguyên Di Linh, tỉnh Lâm Đồng từ năm 2012 đến 2014. Thí nghiệm được tiến hành với 4 mức đạm (250, 320, 390 và 460 kg N/ha), 3 mức lân (100, 150, 200 kg P2 O5 /ha) và 2 mức phân hữu cơ (0 tấn, 10 tấn phân chuồng/ha) với tổng số là 24 nghiệm thức được bố trí theo kiểu Split – Split – Plot, mỗi nghiệm thức được nhắc lại 3 lần. Vườn thí nghiệm với giống cà phê vối cao sản 15 năm tuổi, năng suất bình quân 4,7 tấn/ha. Sau 3 năm bón phân tiến hành khảo sát mật độ, sinh khối giun đất vào 3 thời điểm trong năm (tháng 5, tháng 7 và tháng 10) và một số chỉ tiêu lý hóa tính đất được cho là có ảnh hưởng đến hoạt động sống của giun (độ ẩm, pH, EC, OM, N tổng số và P2 O5 dễ tiêu). Kết quả cho thấy bón phân N và phân hữu cơ ảnh hưởng đến mật độ và sinh khối giun một cách có ý nghĩa (p<0,05). Nghiệm thức14 với mức bón 10 tấn phân chuồng/ha – 320 kg N/ha – 100 kg P2 O5 /ha cho mật độ và sinh khối giun cao nhất so với đối chứng và so với đất rừng chưa qua canh tác. Việc bón phân N, P và phân hữu cơ đã làm thay đổi một cách ý nghĩa hàm lượng chất hữu cơ, hàm lượng N, độ dẫn điện và độ ẩm đất. Sự thay đổi các đặc tính đất trên đã trực tiếp hay gián tiếp tạo ảnh hưởng trên mật độ và sinh khối giun. Bón phân cân đối, bón kết hợp giữa phân vô cơ và hữu cơ là các vấn đề quan trọng trong canh tác bền vững của vườn cà phê.

Đã xuất bản

28/04/2016

Cách trích dẫn

Lĩnh vực

Số thường kỳ