ISSN 1859-1558
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CHIỀU CAO GỐC CẮT ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN LÚA CHÉT CỦA GIỐNG BẮC THƠM SỐ 7

Các Tác giả

Lê Quốc Thanh, Nguyễn Xuân Dũng , Lê Trường Giang, Phạm Văn Dân, Nguyễn Thị Sen

Từ khóa

Bắc thơm số 7, lúa tái sinh, chiều cao cắt gốc, đồng bằng sông Hồng

Tóm tắt

Sản xuất lúa tái sinh cho thu hoạch sớm vừa giải quyết được yêu cầu chặt chẽ về thời vụ của cây vụ Đông, vừa đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với sản xuất lúa cấy đại trà. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của chiều cao gốc cắt đến sinh trưởng phát triển của giống lúa Bắc thơm số 7 để chét (tái sinh) tại Hà Nội và Nam Định trong 3 vụ lúa mùa liên tiếp cho thấy: 1) Thời gian sinh trưởng (TGST) của lúa chét phụ thuộc vào chiều cao gốc cắt để chét, chiều cao gốc cắt càng cao thì TGST của lúa chét càng rút ngắn. TGST của lúa chét dài nhất ở CT1 (cắt sát gốc < 5cm) giao động từ 76-80 ngày, và ngắn nhất ở CT5 (cắt cao > 55cm) giao động 51-54 ngày; 2) Năng suất lúa chét dao động từ 24,6 – 43,6 tạ/ha tùy thuộc vào chiều cao gốc cắt để chét. Ở công thức cắt sát gốc (chiều cao gốc cắt < 5cm) cho năng suất lúa chét đạt cao nhất (đạt 43,6 tạ/ha tại Nam Định và 41,2 tạ/ha tại Hà Nội); tiếp đến là công thức CT4, chiều cao gốc cắt cao 35cm, đạt năng suất 36,9 - 39,6 tạ/ha.

Đã xuất bản

28/04/2016

Cách trích dẫn

Lĩnh vực

Số thường kỳ