ISSN 1859-1558
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

MỘT SỐ KÉT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐA DẠNG SINH HỌC THỰC VẬT TRÊN ĐẤT THAN BÙN TẠI VƯỜN QUỐC GIA U MINH THƯỢNG

Các Tác giả

Lê Văn Hưng, Nguyễn Thị Thanh Trâm, Vũ Ngọc Long

Từ khóa

đa dạng sinh học, Đất than bùn, đất ngập nước, thực vật, rừng tràm

Tóm tắt

Nghiên cứu này nêu thực trạng đa dạng thực vật trên đất than bùn tại Vườn Quốc gia U Minh Thượng (VQG UMT), tỉnh Kiên Giang. Trong nghên cứu này, các phương pháp truyền thống, bao gồm điều tra theo ô tiêu chuẩn, tính toán mức độ đa dạng sinh học theo công thức Shannon-Wiener, chỉ số tương đồng (J), chỉ số loài ưu thế (λ), chỉ số độ phong phú (d) đã được sử dụng. Năm 2006 VQG UMT đã phục hồi và tái sinh sau vụ cháy năm 2002 và đã có 3 hệ sinh thái điển hình: rừng tràm, đồng cỏ ngập nước theo mùa, đầm lầy than bùn ngập nước. Từ năm 2006-2009 do thường xuyên giữ nước quá cao đã làm thay đổi hệ sinh thái ở đây và là nguyên nhân dẫn đến sự suy thoái hệ sinh thái rừng tràm, đồng cỏ ngập nước theo mùa. Từ 2009-2012, do có điều chỉnh duy trì nước hợp lý các hệ sinh thái rừng tràm bị suy thoái, đồng cỏ ngập nước theo mùa bị biến mất trước đó (trước năm 2009) đã được phục hồi. Kết quả nghiên cứu năm 2012, cho thấy mức độ đa dạng sinh học, chỉ số loài ưu thế, chỉ số tương đồng, chỉ số đa dạng đã được tính toán cụ thể, như: chỉ số đa dạng sinh học Shannon-Wiener (H’) ở những cánh rừng tràm có mật độ dày biến động khá lớn (H’ = 0,12 – 0,93); ở rừng tràm thưa thì chỉ số Shannon biến động không lớn và cao hơn (H’ = 1,01 – 1,46); ... cho từng quần xã thực vật ở đây.

Đã xuất bản

28/03/2016

Cách trích dẫn

Lĩnh vực

Số thường kỳ