Tóm tắt
Nghiên cứu chọn tạo một số tổ hợp lai bơ là cần thiết và rất quan trọng nhằm tạo ra những giống bơ mới có năng suất cao, chất lượng tốt phục vụ trực tiếp nhu cầu sản xuất, xuất khẩu và cải tiến giống bơ. Từ năm 2013 đến 2015, áp dụng phương pháp lai phân tích của Griffing và Hayman, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên bước đầu đã chọn tạo được 20 tổ hợp lai TA1Booth7, Booth7TA1, HassTA1, TA1Hass, GATA40, GATA36, GABooth7, ReedTA40, ReedBooth7, ReedTA36, TA36GA, TA36Reed, TA40GA, TA40Reed, TA40TA1, TA54TA44, Booth7TA4, Booth7GA và Booth7Reed. Các cặp bố mẹ được chọn làm vật liệu giống lai đều có năng suất cao, trung bình trên 89 kg/cây/năm ở tuổi thứ 10, tỷ lệ thịt cao trên 65%, chất khô 23%, lipít 14% đạt tiêu chuẩn xuất khẩu và ít bị nhiễm các loài sâu bệnh hại nghiêm trọng. Đây là nguồn thực liệu có triển vọng cần được tiếp tục nghiên cứu nhằm chọn lọc được tổ hợp lai có năng suất cao, chất lượng tốt, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu và thích nghi với điều kiện sinh thái các tỉnh phía Nam.