ISSN 1859-1558
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

SỬ DỤNG ĐỒNG VỊ PHÓNG XẠ RƠI LẮNG ĐÁNH GIÁ TỐC ĐỘ XÓI MÒN, SUY THOÁI ĐẤT VÀ HIỆU QUẢ CÁC BIỆN PHÁP BẢO TỒN ĐẤT TẠI TÂY NGUYÊN

Các Tác giả

Trình Công Tư , Phan Sơn Hải

Từ khóa

dinh dưỡng, lưu vực, Xói mòn, thoái hóa

Tóm tắt

Thông qua phân tích mật độ tồn lưu các đồng vị Be-7 và Cs-137 trong đất tại 28 điểm thuộc tỉnh Lâm Đồng và 90 điểm thuộc Lưu vực hồ thủy điện Hàm Thuận tỉnh Ninh Thuận; Lưu vực Buôn Yông và Lưu vực hồ Ea Kao tỉnh Đăk Lăk cho thấy: Đất rừng tự nhiên có tốc độ xói mòn thấp nhất, với 2,1 - 2,2 tấn/ha/năm. Đất trồng cây hàng năm có tốc độ xói mòn cao nhất, với 31,0 tấn/ha/năm. Đất trồng cây lâu năm có tốc độ xói mòn 15,3 - 27,5 tấn/ha/năm. Xói mòn kéo theo sự sụt giảm các yếu tố dinh dưỡng cần thiết. Tổn thất hàng năm do xói mòn trên đất trồng sắn và lúa nương là: 2.366,4 - 2.550,0 kg OM; 134,3 - 144,8 kg N; 107,9 - 116,3 kg P2 O5 ; 41,8 - 45,0 kg K2 O. Thêm vào đó, hệ thống thoát nước của lưu vực và các hồ chứa bị suy giảm chất lượng và tuổi thọ do hậu quả của bồi lắng trầm tích. Kỹ thuật canh tác ngang dốc hoặc theo đường đồng mức; trồng xen cây phủ đất; thiết kế các băng cây phân xanh chắn ngang dốc; tạo và duy trì bồn trũng quanh gốc cây công nghiệp dài ngày... là những biện pháp canh tác đơn giản nhưng mang lại hiệu quả khá cao trong việc bảo vệ đất chống xói mòn tại vùng Tây Nguyên.

Đã xuất bản

28/01/2016

Cách trích dẫn

Lĩnh vực

Số thường kỳ