ISSN 1859-1558
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

PHÂN TÍCH ĐẶC TÍNH HÓA HỌC ĐẤT ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÍNH ĐẶC THÙ CHẤT LƯỢNG CHÔM CHÔM “LONG KHÁNH”, TỈNH ĐỒNG NAI

Các Tác giả

Lê Minh Châu, Nguyễn Bích Thu và cs

Từ khóa

đất, chỉ dẫn địa lý, chôm chôm, PCA, phân tích, Long Khánh, Đồng Nai

Tóm tắt

Chôm chôm là một trong những loại trái cây đặc sản truyền thống của tỉnh Đồng Nai (trên 40 năm) và được trồng đầu tiên ở Long Khánh trên đất đỏ bazan, sau đó phát triển dần sang các vùng khác trong tỉnh. Chôm chôm nhãn là sản phẩm đặc sắc ở Đồng Nai, chất lượng trái ngon, có giá trị kinh tế cao. Chôm chôm được trồng tập trung ở thị xã Long Khánh và các huyện: Thống Nhất, Xuân Lộc và Cẩm Mỹ với 3 giống chủ lực: Java, Rong Riêng và giống Nhãn. Kết quả xác định đặc trưng sản phẩm chôm chôm dựa trên khảo sát thực địa, xem xét điều kiện khí hậu, địa chất, thổ nhưỡng, kỹ thuật canh tác và đồng thời lấy mẫu đất, mẫu quả nghiên cứu có so sánh với các mẫu thu thập từ bên ngoài như Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh. Bằng phương pháp xử lý thống kê, các chỉ tiêu tính chất đất, hình thái và chất lượng của quả được phân tích xác suất, tần suất và phân phối giá trị của mẫu để xác định khoảng đặc thù hàm lượng khi xây dựng vùng đề xuất chỉ dẫn địa lý đối với sản phẩm chôm chôm Long Khánh.

Đã xuất bản

28/01/2016

Cách trích dẫn

Lĩnh vực

Số thường kỳ