ISSN 1859-1558
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

ỨNG DỤNG MÔ HÌNH ĐA TÁC TỬ TRONG QUẢN LÝ NƯỚC MẶN PHỤC VỤ NÔNG NGHIỆP TẠI VÙNG NGỌT HÓA VEN BIỂN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Các Tác giả

Trần Thị Lệ Hằng, Trương Thanh Tân , Nguyễn Xuân Thịnh, Văn Phạm Đăng Trí

Từ khóa

Cánh đồng lớn, Mô hình đa tác tử, xâm nhập mặn, đồng bằng ven biển

Tóm tắt

Nghiên cứu được thực hiện nhằm xây dựng các giải pháp thích ứng với điều kiện xâm nhập mặn và sự thay đổi về lượng mưa trong tương lai đối với việc sản xuất lúa trong cánh đồng lớn; từ đó hỗ trợ công tác ra quyết định trong việc điều tiết nước đồng thời xác định phương pháp quản lý nước hiệu quả. Các số liệu thu thập được từ phương pháp phỏng vấn nông hộ, cán bộ địa phương về (i) phương pháp điều tiết nước trong cánh đồng lớn; và, (ii) hành vi, vai trò, sự tương tác của các bên liên quan được dùng làm số liệu đầu vào cho mô hình đa tác tử, nhằm mô phỏng hành vi của các bên liên quan trong quản lý nước tưới ở hiện tại; từ đó, đề xuất các giải pháp thích ứng trong tương lai ứng với điều kiện tài nguyên nước thay đổi. Kết quả nghiên cứu cho thấy, phương pháp quản lý nước tưới hiện tại vẫn đảm bảo được nguồn nước cho sản xuất lúa ở hiện tại với thời gian xâm nhập mặn kéo dài từ 5 - 7 ngày. Tuy nhiên, với diễn biến xâm nhập mặn kéo dài từ 15 - 20 ngày thì việc xem xét thay đổi các hành vi như: thay đổi lịch xuống giống sớm hơn, mở rộng thể tích kênh nội đồng hoặc sử dụng giống lúa chịu mặn là cần thiết nhằm hạn chế ảnh hưởng bất lợi của xâm nhập mặn.

Đã xuất bản

28/06/2017

Cách trích dẫn

Lĩnh vực

Số thường kỳ